Điểm khác biệt giữa Blog trực tuyến với Blog giấy ngày xưa là ở chiến lược tối ưu hóa từ khóa để thực hiện kế hoạch SEO (Search Engine Optimization) môt cách hiệu quả. Thách thức là vừa tạo ra nội dung dung “ngon bổ” cho độc giả, vừa dễ nhai bộ máy tìm kiếm của Google. Có như vậy, blog của bạn mới được nhiều người biết đến.
Mình không phải là một chuyên gia thượng thặng về SEO nhưng qua thời gian viết blog ít ỏi, mình nghiệm được một số phương pháp và công cụ giúp blog của bạn ngày càng thân thiện hơn với Google mà vẫn hấp dẫn với người đọc. Dù là một Blogger chuyên nghiệp hay tay mơ đi chăng nữa, bạn cũng nên chú ý hai yếu tố sau trong nội dung của mình:
1. Nội dung tập trung, không lan man. Không “treo đầu dê, bán thịt chó”, giật tít “hot” nhưng nội dung thì chẳng có gì liên quan.
2. Nội dung có mức độ đậm đặc từ khóa thích hợp để Google đánh giá bài viết của bạn có liên quan đến chủ đề muốn chuyển tải.
Để thực hiện được 2 chiến lược trên trong môi trường Blog WordPress, mình xin giới thiệu hai Plugin không thể thiếu của mọi Blogger, đó là All in one SEO và Keyword Density Checker.
#1. All in one SEO:
Nghe cái tên là ai cũng biết Plugin này dùng vào việc gì rồi đúng không. Bạn cứ hình dung thế này, bạn có thể một bài blog tràng dang đại hải, nhưng Google sẽ đánh giá một số yếu tố nhất định trong bài viết khi thống kê (Index) kết quả quét web của bạn. Những yếu tố đó là: Title tag, Meta Description và Meta Keywords.
Title tag: Tiêu đề nội dung (Maximum 60 kí tự (characters) – dấu Tiếng Việt không được tính là kí tự. Ví dụ: từ “Cá” được tính là 2 kí tự).
Meta Description: Mô tả ngắn về nội dung (Tối đa là 255 kí tự). Đây là một trong những yếu tố SEO đang được Google chú ý nhất để đánh giá website. Theo đúng chuẩn của Google, bạn nên viết một đoạn mô tả ( viết thành câu, chứ không phải nhồi từ khóa). Những từ khóa trong đoạn văn ngắn này nên là những từ khóa xuất hiện nhiều nhất trong nội dung. Nghệ thuật cả đấy !
Mình hay lấy đoạn đầu tiên trong bài viết để đưa vào Meta Description, vì thông thường đoạn đầu tiên cũng là đoạn mở bài, mình tập trung viết sao cho các từ khóa chính trong nội dung xuất hiện nhiều ở đây mà câu văn vẫn lưu loát.
Meta Keywords: Tốt nhất nên để tối đa 5 keywords trong đó có 2 key words ngắn (short tail) như: “Blog”, “SEO”.. và 3 keywords dài (longtail) như “lựa chọn từ khóa cho nội dung”, “kĩ thuật làm seo”… Bạn đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào đây, vì Google chẳng bao giờ thích vậy và sẽ cho rằng bạn đang cố gắng đánh lạc hướng bộ máy tìm kiếm khỏi nội dung của mình.
Tham khảo diễn giải của Matt Cus về các thành tố trong kết quả tìm kiếm. Bật CC trên thanh Player để xem phụ đề Tiếng Anh.
Thực sự, cho tới nay, Google đã đánh giá thấp yếu tố keywords mà bạn khai báo, vì đã có quá nhiều trường hợp “lừa lọc”, và “lợi dụng” sự ngây thơ của Google bot (nội dung một đằng, khai từ khóa 1 nẻo). Mục tiêu của Google là tìm ra những nội dung có “chất” và liên quan để đem lại kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Bạn đừng cố gắng trêu chọc ổng nhé, ổng mà phát hiện là bạn có nguy cơ khó lòng xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm và nặng hơn là biến mất khỏi thế giới web luôn đó (vào black list).
Hiện nay Google đã thông minh hơn, nó vẫn ghi nhận Keywords của bạn, nhưng sẽ so sánh mức độ liên quan của từ khóa và tần suất xuất hiện của từ khóa đó trong nội dung của bạn. Nếu bạn “ngay thẳng” thì ok, Google sẽ tin tưởng và đánh giá cao bạn hơn, còn ngược lại thì bạn cũng biết kết quả rồi đấy. Vì vậy, bạn vẫn nên khai báo Keywords cho đúng chuẩn.
Ok, giờ thì làm thế nào để đưa các yếu tố này vào nội dung đây. Các bạn làm theo 2 bước sau nhé:
Bước 1: Bạn hãy vào trang WordPress Plugin để download All in one SEO Plugin. Ai xài WordPress rồi thì cũng biết cách install plugin đúng không, dễ mà. Sau khi upload xong, bạn activate plugin này tại admin panel.
Bước 2: Bạn truy cập vào mục All in One SEO tại khu vực Setting của Amin Panel. Tại đây các bạn sẽ có thể enable/disable và hiệu chỉnh các quy luật chung về tên Blog, Description, keywords cho Home Page, Title cho Page và Post. Điểm cần chú ý là Title của mỗi Post nên được đặt trước tên blog vì bạn cần show cho Google biết nội dung trong post của bạn hơn là cái tên Blog của bạn thôi ( xem hình ví dụ). Đây là một tiêu chuẩn trong Friendly SEO và Plugin này đã thiết lập chế độ mặc định như vậy.
Hiệu chỉnh tùy chọn cho Plugin
Nếu không có All in one SEO thì WordPress sẽ lấy mặc định Title tag là title bài viết của bạn, Meta description là đoạn đầu trong bài viết theo một số lượng từ ngữ nhất định. Như vậy bạn không thể làm chủ được những gì mình muốn show cho Google. Lấy ví dụ, mình muốn viết một bài về nghệ thuật tiếp thị bản thân của Madonna, nhưng muốn giật tít cho kêu là “Nghệ thuật tiếp thị “bán thân” của Madonna”, như vậy nếu không có plugin này, Google sẽ nhận định rằng mình đang nói về một tệ nạn hay scandal nào đó và người đọc cũng thế.
Click để xem hình lớn
Như vậy là về mặt SEO mình thất bại, còn đối với người đọc thì ít ra vẫn có thể giữ được mức độ liên quan vì họ là con người có thể hiểu ngụ ý của mình. Như thế, bằng plugin này, tớ có thể viết Title bài viết là “Nghệ thuật tiếp thị “bán thân” của Madonna” còn trong ô All in one SEO thì có thể ghi là “Nghệ thuật tiếp thị bản thân của Madonna”, hay “nghệ thuật tiếp thị bản thân” tùy vào chiến lược từ khóa, vậy là thuận cả đôi đường nhé vì Title trong module All in one SEO sẽ được ghi đè lên Title bài viết và Google sẽ đọc Title được ghi đè lên.
Tips: Khi chọn Keywords, các bạn nhớ đặt mình vào vị trí người search Google, để xem người dùng sẽ search gì để tìm đến bài viết của mình, từ đó đưa các từ khóa này vào bài viết theo tỉ lệ nhất định. Phần dưới đây, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này.
#2: Keywords Density Checker ( Mức độ đậm đặc của từ khóa)
Nghe tên Plugin cũng đủ để biết công dụng của nó. Tại sao bạn cần công cụ trên. Số là thế này, Google quét web và chắt lọc, thống kê nội dung dung qua các từ khóa. Google sẽ đánh giá nội dung của bạn có đủ liên quan tới một chủ đề nào đó thông qua lượng từ khóa đặc trưng có mặt trong bài viết. Từ đó nó sẽ quyết định có nên show web của bạn cho người tìm kiếm thông tin không. Như thế từ khóa đậm đặc thế nào là đủ. Mọi người xem công thức dưới đây nhé:
Công thức chung:
(Nkr / Tkn) * 100
Nkr: Số lượng một từ nào đó có trong bài viết (số lần lặp lại từ khóa trong bài viết)
Tkn: Tổng số lượng từ có trong bài viết
Công thức dành cho cụm từ (Phrase):
(Nkr * Nwp / Tkn) * 100
Nkr: Số lượng một cụm từ nào đó có trong bài viết (số lần lặp lại từ khóa trong bài viết).
Nwp: số lượng từ đơn trong cụm từ.
Tkn: Tổng số lượng từ có trong bài viết.
(Nguồn: Wikipedia)
Kết quả cho ra dao động trong khoảng từ 1% đến 3% là ok, nếu lớn hơn thì bạn nên cân đối lại vì như vậy có nhiều khả năng Google sẽ cho rằng bạn đang spam từ khóa. Cũng như Plugin All in one SEO, bạn cũng cài đặt tương tự và kích hoạt như bình thường. Truy cập trang Plugin Keyword Density Cheker của WordPress để download. Khi “add new post” bạn sẽ thấy có thêm 1 module nữa ngay phía dưới ô Editor. Plugin này sẽ đo lường mức độ đâm đặc về từ khóa và show cho bạn những từ khóa có mức độ đậm đặc cao nhất đồng thời suggest những keywords bạn nên dùng để khai báo. Nhờ công cụ này, bạn có thể biết được chất lượng từ khóa trong nội dung của mình và có chiến lược cân đối sao cho phù hợp nhất.
Tùy chỉnh Plugin ở đây.
Click để xem hình lớn
Tuy nhiên Plugin này cũng bộc lộ một số nhược điểm, đó là nó được thiết kế cơ bản cho ngôn ngữ tiếng Anh, đối với tiếng Việt nó hiệu quả tối đa đến 80% vì plugin sẽ không hiểu những phụ từ và phó từ của tiếng Việt như thì, là, và … để loại ra. Phần Suggest keywords của Plugin thường không đúng lắm, nhưng các chỉ số % về độ đậm đặc thì ok. Nếu dựa trên nền tảng này mà bác Blogger IT có thể modify được thì hay quá ^_^. Dù sao, Plugin này cũng là một tiện ích tham chiếu khá hiệu quả.
Chúc cả nhà viết Blog vui khỏe nhá ^_^
No comments:
Post a Comment