expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Thursday, October 4, 2012

6 cách tối ưu hóa website bằng Google Webmaster Tool


Hôm trước chắc các bạn đã đọc qua bài giới thiệu cách kiểm tra “sức khỏe” của website bằng Google Webmaster Tool của Mr.Số, qua bài đó thì ai sau khi đọc cũng hiểu rằng đó là một công cụ giúp đẩy nhanh quá trình có mặt trên máy tìm kiếm Google của website và cũng trợ giúp một số việc trong việc dò tìm các liên kết hỏng, những lỗi trình bày title, meta descriptions..v.v…Nhưng sau khi kiểm tra thì mình không thấy một bài viết nào nói về công cụ này ở Giải Pháp Số, điều này quả thật hơi thiếu sót đối với một blog công nghệ uy tín bật nhất Việt Nam  :aie: . Để “vẹn toàn đôi đường” cho những người mới tham gia vào lĩnh vực Webmaster và cũng như bù đắp một bài viết cần thiết trong dữ liệu của Giải Pháp Số, mình xin nói lại chi tiết cách sử dụng Google Webmaster Tool để làm tài liệu tham khảo cho các newbie.

Sử dụng và cài đặt Google Webmaster Tool

Nếu bạn đã sẵn sàng để sử dụng công cụ này thì hãy bắt tay vào làm ngay bước đầu tiên đó là khởi tạo một tài khoản Google Webmaster Tool và cấu hình website của mình vào đó.
  1. Đăng nhập vào Google Account.
  2. Truy cập vào Google Webmaster Tool.
  3. Bấm vào nút Add Website màu đỏ nằm bên góc phải màn hình và nhập URL đầy đủ của website bạn vào.
  4. Xác nhận quyền sở hữu website bằng cách upload một tập tin HTML được Google Webmaster Tool cung cấp hoặc thêm một thẻ meta vào nội dung HTML của website.
Sau khi hoàn tất thì bạn đã có thể sử dụng công cụ này cho website ngay từ lúc này. Bước tiếp theo của bạn là làm một số thao tác “bắt buộc” khi sử dụng Google Webmaster Tool.

Đưa website lên máy tìm kiếm Google

Nói đúng hơn đây chỉ là bước để “báo cáo” cho Google biết có một website mới vừa chào đời và họ sẽ đưa website vào máy tìm kiếm, còn việc hiển thị ở trang mấy là do chiến lược SEO của bạn.
Để làm việc này ta cần chuẩn bị sẵn một sitemap định dạng XML, nghĩa là một tập tin .xml chứa đựng những liên kết có trong website của bạn và được thiết lập hiển thị phù hợp với tiêu chuẩn của Google để họ dễ dàng nhận biết các liên kết chứa bên trong. Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì có thể sử dụng plugin Google XML Sitemap, còn nếu bạn dùng các nền tảng khác mà nó không hỗ trợ tạo sitemap tự động thì có thể dùng công cụ XML Sitemap Generatorđể tự tạo một tập tin sitemap.
Sau khi đã có sitemap trong tay, bạn tiến hành add sitemap bằng cách chọn website cần submit sitemap ở Google Webmaster Tool.
Chọn website cần submit sitemap
Sau đó mở tab Optimization -> Sitemaps. Tiếp tục là bấm nút Add/Test Sitemap màu đỏ bên tay phải và nhập đường dẫn sitemap vào. Lưu ý là đường dẫn sitemap bạn nhập không bao gồm tên domain, nghĩa là nếu bạn lưu sitemap ở thư mục gốc (http://domain.xxx/sitemap.xml) thì bạn nhập là sitemap.xml. Xong, sau đó bạn có thể thấy sitemap của mình đã được submit lên Google Webmaster Tool, từ đó các bot tìm kiếm sẽ tiến hành “đột nhập” vào file sitemap này và sẽ thu thập dữ liệu của từng liên kết có trong đó.
Hoàn tất việc submit sitemap

Tăng cường theo dõi các liên kết gãy

Liên kết gãy là một trong những lý do khiến khách truy cập vào website trở nên…nổi đóa, không những thế mà nó còn là nguyên nhân chính gây ra trở ngại trong quá trình thu thập dữ liệu của các máy tìm kiếm. Hãy thử tưởng tượng xem bạn đang tìm một bài viết trên Giải Pháp Số, sau đó bạn thấy liên kết đó trên Google và nhấp vào, một nội dung cực kỳ hoành tráng hiện ra trước mắt bạn.
Lỗi 404
WTF? Đó là một thông báo lỗi 404 cực kỳ quen thuộc mà mình có thể không cần giải thích ra đây. Lúc này nếu khách truy cập liên hệ và báo cáo phát hiện 1 liên kết gãy thì bạn sẽ tìm cách khắc phục ngay lập tức. Nhưng nếu họ không nói gì mà sử dụng Ctrl + F4 thần công thì sao? Thì sử dụng Google Webmaster Tool để kiểm tra các liên kết bị hỏng chứ sao  :o: .
Như ở trên bạn đã thấy chúng ta đã submit một sitemap vào công cụ này, điều đó có nghĩa là các bot tìm kiếm sẽ truy cập vào website bạn và tiến hành thu thập dữ liệu (crawl) và đánh chỉ mục (indexing), nhưng nếu chẳng may nó rơi vào một “hố tử thần” và bị trả về bằng một nội dung 404 kia thì nó sẽ tự hiểu trang đó bị lỗi not found, dĩ nhiên là các lỗi xảy ra trong quá trình thu thập dữ liệu đều được lưu lại trong tài khoản Google Webmaster Tool để chúng ta tiện theo dõi.
Để kiểm tra các lỗi khi crawl nội dung thì bạn truy cập vào Health -> Crawl Error, ở đó bạn sẽ xem được thống kê chi tiết các lỗi xảy ra trong quá trình crawl nội dung của bot tìm kiếm. Bao gồm lỗi 404s (lỗi 404 kinh điển, hiển thị một trang trắng kèm dòng chữ Not Found to vãi chưởng), lỗi Access Denied (bị ngăn chặn truy cập, xảy ra khi crawl các thư mục nhảy cảm của website) và lỗi Not Found (không tìm thấy nội dung, tức là cái ảnh chụp 404 của Giải Pháp Số ở trên đó).
Kiểm tra lỗi phát sinh trong quá trình thu thập nội dung của máy tìm kiếm
Muốn kiểm tra phần nào thì nhấp vào thống kê của phần đó, giả sử mình sẽ kiểm tra xem những liên kết nào đã làm nên con số 73 ở lỗi Not found kia, mình sẽ nhấp vào đó và kết quả trả về là thống kê chi tiết những liên kết lỗi.
Hiển thị các liên kết bị lỗi trong Google Webmaster Tool
Như vậy sau khi đã có thống kê chi tiết về những liên kết bị lỗi, bạn có thể dễ dàng tìm ra hướng khắc phục hơn. Bạn có thể xem thêm bài viết Khắc phục liên kết gãy trên blog cá nhân của mình.

Tăng cường SEO On-Page cho website

Nếu bạn đang lo lắng rằng không biết mình đã đặt thẻ tiêu đề (title), meta description và các tag phù hợp với chuẩn của máy tìm kiếm Google thì có thể kiểm tra nó tại phần Optimization -> HTML Improvements. Ở đây bạn sẽ xem được các title nào quá ngắn hay quá dài, các title và meta descriptions trùng với nhau và có thể tự lên kế hoạch thay đổi cho phù hợp.
Tối ưu thẻ khai báo HTML trên website
Kiểm tra các thẻ khai báo bị trùng lặp

Xác định nội dung nào trên website được nhiều người tìm kiếm

Một trong những phương pháp để duy trì lượng truy cập cho website đó là tiếp tục đăng tải các nội dung được nhiều người tìm thấy website bạn trên máy tìm kiếm. Nhưng làm sao để biết họ truy cập vào website của mình thông qua từ khóa gì mà phát triển nội dung? Đó là sử dụng chức năng phân tích lưu lượng truy cập từ các truy vấn tìm kiếm do khách truy cập sử dụng để tìm nó trên Google. Bạn có thể xem các báo cáo này bằng cách truy cập vào Traffic -> Search Queries.
Phân tích lưu lượng truy cập từ các truy vấn tìm kiếm
Ở đây bạn có thể thấy được trung bình mỗi ngày ra có bao nhiêu lượng truy cập từ máy tìm kiếm và nó biến đổi như thế nào theo thời gian. Ngay bên dưới nó là danh sách các từ khóa dẫn đến website (mình không chụp phần này), bạn có thể biết từ khóa nào được tìm nhiều nhất, lượt hiển thị của nó là bao nhiêu, có bao nhiêu lượt click vào đó và tỷ lệ CTR cho mỗi từ khóa. Rất có ích trong chiến dịch SEO đấy.  8)

Tìm kiếm các backlink không có giá trị

Kể từ tháng 4 năm 2012, Google đã bổ sung một thuật toán mới nhằm khắc phục tình trạng xây dựng backlink không tự nhiên (bao gồm các kiểu phổ biến như trao đổi liên kết tràn lanmua backlinkspam backlink…v…v..) và website của bạn có thể bị vào sổ đen của Google vào một ngày đẹp trời nào đó mà bạn không thể biết trước.
Vì thế điều đầu tiên chúng ta cần phải biết là tìm xem backlink của mình được có tại những website nào và số lượng là bao nhiêu. Nếu các website có backlink của bạn mà nội dung không chất lượng, spam backlink thì tốt nhất là lên kế hoạch thu dọn chiến trường đó càng sớm trước khi Google sờ gáy.
Để xem được các website có chứa backlink của mình thì bạn truy cập vào phần Traffic -> Link to Your Website.
Xem các website có backlink của website mình
Ở đó bạn có thể xem được website nào đang chứa backlink của mình kèm theo số lượng và những trang nào trong website có nhiều backlink nhất. Nếu bạn muốn xem chi tiết phần nào thì click vào phần đó.

Làm chủ Sitelink của bạn

Sitelink nghĩa là các liên kết tới một số trang trong website được hiển thị cùng với trang chủ của website mình trên máy tìm kiếm Google, nhìn vào ảnh dưới bạn sẽ rõ hơn.
Sitelink của Giải Pháp Số
Ngoài ra sitelink còn hiển thị dưới một dạng khác.
Sitelink của Giải Pháp Số

Các sitelink này có thể là một liên kết bất kỳ nào trong website mà chúng ta khó mà có thể biết trước và phân tích được. Tuy nhiên do các sitelink khá quan trọng và rất khó khăn để đạt được nên từng miếng đất trên vị trí này luôn được tận dụng tối đa, nghĩa là chúng ta sẽ kiểm soát không cho một liên kết nào đó xuất hiện trong sitelinks. Bạn có thể làm được điều này tại phần Configuration -> Sitelinks.
Sau khi truy cập, nếu bạn muốn giảm quyền ưu tiên của một liên kết nào đó nhằm tránh khả năng xuất hiện trong Sitelink thì chỉ việc nhập các liên kết đó vào. Ví dụ mình không muốn hiển thị liên kếthttp://thachpham.com/category/wordpress khi liên kết http://thachpham.com hiển thị ngoài trang tìm kiếm thì mình sẽ làm như sau.
Hạ quyền ưu tiên cho liên kết tại Sitelink
Ấn nút DEMOTE để xác nhận hạ quyền ưu tiên liên kết. Còn nếu bạn muốn kiểm chứng thì hãy đợi đến khi nào có sitelink nhé.  :
Hy vọng với bài hướng dẫn trên sẽ giúp ích được nhiều cho những bạn mới vào nghề Webmaster.  :love:

No comments:

Post a Comment