Bạn là một Blogger và muốn có những bài viết tuyệt vời để cống hiến cho độc giả của mình ? Muốn vậy bạn chỉ có thể luyện tập thui – “Practice makes Perfect” phải không nào ? Ồ thế thì chưa đủ vì chính xác phải nói rằng:”Perfect practice makes Perfect”. Đó là lí do bạn cần chú ý những điểm quan trọng sau trước khi bắt đầu sự nghiệp viết Blog của mình chứ không phải cứ nhào vô là gõ phím rào rào đâu nhé :)
#1: Cấu trúc chuẩn của một bài viết:
Thông thường một bài blog hoàn chỉnh cần ít nhất những yếu tố sau:
Tiêu đề bắt mắt:
Điều này đòi hỏi khả năng giật tít nhưng vẫn đảm bảo những từ khoá chủ chốt mà bạn muốn đánh mạnh trong bài viết ( một trong những yếu tố quan trọng để SEO cho nội dung).
Link trong bài viết:
Đơn giản là nếu không có link thì bài viết của bạn nhìn có vẻ khô khan vì toàn chữ là chữ. Nhưng quan trọng hơn, các link trích dẫn ra một số nội dung khác liên quan trên site lại sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc xây dựng inbound link. Google đánh giá cao điều này vì nó khẳng định rằng Blog của bạn có nội dung cô đọng và tập trung vào một chủ đề chứ không lan man.
Nút chia sẻ (Social Bookmarking):
Không cần phải giải thích vì sao phải không nào ? Ngoài tác dụng tăng lực cho sức mạnh lan truyền nội dung của bạn thì nói thật là nếu không đặt những nút này vào, bạn sẽ có cảm giác bài viết của mình thiếu thiếu cái gì phải không nào ? hehehe
Những câu hỏi, kích thích tương tác (Call to action):
Một bài viết mà người đọc xem xong phải nhấc tay lên comment sẽ tốt hơn nhiều so với một bài viết mà độc giả xem xong chỉ lẳng lặng bỏ đi (dù nó có hay đi chăng nữa). Các công dân Online vốn dĩ có “tâm lý lười biếng” vì thế khi muốn họ bày tỏ hay tương tác với ý kiến của mình, bạn nên hỏi trực tiếp hay kích thích họ bằng những lời đề nghị như:”Còn đối với bạn thì sao ?”, “Giờ thì đến lượt các bạn, bạn sẽ làm gì ?”, “Nếu bạn vẫn chưa đồng ý, xin mời comment dưới đây”, “Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mời bạn comment, mình sẽ trả lời một cách chi tiết”…
Sự cô đọng:
Nói gì thì nói, viết gì thì viết, bài viết của bạn cần phải tập trung và một nội dung duy nhất. Đầu bài nói gì thì kết bài phải tóm lại điều đó. Không thể đầu thì viết A, đuôi thì kết B. Đó sẽ thảm hoạ cho Blog của bạn đấy.
#2: Công cụ để Blog:
Chơi môn thể thao nào bạn cũng cần có những dụng cụ chuyên dụng. Viết blog cũng vậy, bạn cần một platform mà mình có thể sử dụng thành thục. Ở đây nói thẳng ra là bạn chọn WordPress, Blogger hay một trình quản lý nội dung nào để viết đó mà.
Dù là công cụ nào đi chăng nữa nếu bạn muốn tạo những nội dung hay, hãy tập làm quen cho thật thành thạo với công cụ của mình. Bạn phải biết cách format nội dung, chèn hình ảnh, chèn link, nhúng video…một cách nhanh chóng và thành thục. Đôi khi bạn cũng phải tìm hiểu một ít về HTML để có thể format nội dung một cách linh động. Nếu không tin bạn có thể hỏi Messi, Ronandinho hay Christiano Ronaldo rằng tại sao họ có thể ghi những bàn thắng đẹp như mơ ? Có thể họ sẽ chỉ trả lời bạn rằng:”Vì tôi yêu quả bóng :)”
Trình soạn thảo của WordPress có 2 chế độ Visual và HTMl
#3: Chọn chủ đề cho Blog
Đây là yếu tố đau đầu nhất của mỗi Blogger trước khi quyết định bắt tay vào viết Blog. Những câu hỏi đại loại như:”Viết gì bi giờ ?”, “Người đọc thường thích chủ đề gì nhỉ ?”, “Có nên viết về cái này….không ?”…
Viết Blog cũng giống như làm ca sĩ. Ai cũng muốn có fan. Nhưng nếu ca sĩ mà không có phong cách riêng thì cũng chóng lụi tàn. Theo kinh nghiệm bản thân thì bạn nên viết những gì mình thích trước. Nhớ là nên tập trung vào 1 chủ đề thôi nhé. Bạn có thể không biết được liệu có nhiều người thích chủ đề đó hay không nhưng chí ít bạn cũng biết rằng nếu sau này có thành công thì mình vẫn sẽ duy trì được blog vì bạn thực sự muốn viết về điều đó. Đừng quá chạy đua theo thị hiếu mà quên rằng bạn vẫn phải là dẫn dắt độc giả.
#4: Nhớ viết Description
Google sử dụng tối đa 160 kí tự (Charater) trong phần description của bài viết để đưa lên kết quả tìm kiềm. Nếu bạn không viết description cho post thì Google sẽ tự chọn 160 kí tự mà nó cho rằng liên quan tới nội dung từ khoá của người tìm kiếm. Dù sao thì Google cũng chỉ là một cỗ máy, tốt nhất bạn hãy viết một description thật cô đọng bao gồm những từ khoá chính trong post để định hướng sẵn cho cỗ máy tìm kiếm. Điều đó sẽ chỉ tốt hơn cho blog của bạn chứ không ai khác.
Chú ý, nếu description của bạn dài hơn 160 kí tự thì Google sẽ tự cắt bớt đi khi hiển thị. Nhớ đừng vượt quá số lượng kí tự cho phép nhé.
Vì dụ về meta-description được viết với Plugin All-In-One SEO Pack trong WordPress.
Mình hoạ vị trí của meta-description trong kết quả tìm kiếm của Google.
#5: Lịch trình viết Blog
Khi đã quyết tâm trở thành một Blogger, bạn cần phải duy trì tần suất ra bài. Điều đó có lợi cho độc giả của bạn, giúp tăng cường sự tín nhiệm mà độc giả cũng như…chính Google (SEO) dành cho bạn
Do đó vào cuối mỗi tuần bạn cần lập một lịch trình cho tuần sau sẽ lên những bài viết nào và tập trung vào những từ khoá gì. Lên kết hoạch chẳng bao giờ là thừa phải không nào ? Các bạn có thể download file template lịch trình lên nội dung bằng excel dưới đây để làm công cụ đắc lực cho chính mình.
#6: Tỉ mỉ và cẩn thận:
Viết Blog cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Làm nội dung cũng như nấu một món ăn, bạn không thể làm quá mặn hoặc quá ngọt, cũng như để rơi một sợi tóc hay hạt sạn vào món ăn của mình. Chính vì thế, trước khi bấm nút Publish, bạn hãy nhớ kiểm tra lại các lỗi chính tả, dấu câu và các link mình chèn có còn tồn tại hay không nhé. Ấn tượng ban đầu là ấn tượng mãi mãi. Đừng bao giờ làm phật lòng độc giả nhé cả nhà.
Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn khi bắt tay vào viết Blog. Đọc tới đây chắc là cũng đủ phê rùi hen hihi. Trong phần 2, mình sẽ chia sẻ tiếp những điểm cần chú ý khi viết Blog có liên quan tới SEO. Phần này đặc biệt quan trọng và thú vị cho những ai muốn viết Blog thực sự hiệu quả. Mọi người đón xem nhé :)
No comments:
Post a Comment