expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Wednesday, July 31, 2013

Thư gửi chồng tương lai...

Nếu anh phải ra ngoài công tác hay gặp gỡ bạn bè, nếu anh mải vui, đừng quên rằng ở nhà có em đang chờ anh bên mâm cơm nóng hổi. Khi nhớ ra điều này, hãy về nhà với em ngay được không anh?

Ai cũng có một mảnh trời riêng, một quá khứ để nhớ. Nếu một lúc nào đó, anh bỗng nhớ về người yêu cũ thì em sẽ không ghen đâu. Em sẽ lặng lẽ đợi, đợi đến giây phút anh bừng tỉnh, thoát ra khỏi những suy tư để nhớ ra rằng anh đã quên chưa sắp bát đũa chuẩn bị cho bữa chiều.
 
Anh ơi, dù với em anh không phải là mối tình đầu, dù tình cảm em dành cho anh không nồng nàn, say đắm sau những đổ vỡ, thì xin anh hãy tin rằng em đã dành trọn niềm tin cho anh với những cảm xúc chín chắn và trưởng thành thực sự.
 
Người ta nói, tình yêu như cây xanh, cần nước và ánh sáng để tồn tại. Thiếu một trong hai thứ đó, cây sẽ chết. Nên tình yêu cần có sự chăm sóc và vun vén của cả 2 người. Mình hãy cùng nhau chăm sóc cho mầm tình yêu xanh tươi mãi mãi nhé anh!
 
Thư gửi chồng tương lai... 1

Nếu anh phải ra ngoài công tác hay gặp gỡ bạn bè, nếu anh mải vui, đừng quên rằng ở nhà có em đang chờ anh bên mâm cơm nóng hổi. Khi nhớ ra điều này, hãy về nhà với em ngay được không anh?
 
Anh đừng bao giờ đi qua đêm, bởi em rất sợ phải ngủ một mình mà không có anh. Nên nếu hôm sau về nhà, đừng ngạc nhiên thấy nhà trống trải. Hãy về nhà mẹ đón em nhé.
 
Là vợ chồng ai chẳng có lúc bất đồng, cãi vã. Khi anh nổi giận, em sẽ bỏ ra ngoài, cho đến khi nào anh bình tĩnh lại. Nếu anh muốn làm lành hay xin lỗi hãy mua cho em một bó hoa là đủ vì anh biết em sẽ ngang bướng không bao giờ chịu làm lành trước đâu nhưng có thể mềm đi vì những cử chỉ lãng mạn ấy của anh. Và vì em hiểu rằng rất khó với người đàn ông khi phải nói câu: "Anh xin lỗi".
 
Đừng quên hôn em trước lúc đi làm và sau khi tan làm. Em sẽ học cách cảm nhận tình cảm và suy nghĩ của anh qua những nụ hôn. Nụ hôn thật lâu khi anh đi làm về cho em biết là anh rất nhớ em. Nụ hôn vội vàng nghĩa là anh đang mệt. Nụ hôn đứt quãng nghĩa là anh đang gặp những điều phiền muộn. Như thế em sẽ dễ dàng hiểu và chia sẻ được với anh hơn!
 
Thư gửi chồng tương lai... 2
 
Đừng ngạc nhiên nếu em mất hàng giờ để trang điểm, làm đẹp hay chỉ là để chọn một bộ đồ ưng ý. Đơn giản em chỉ muốn mình luôn đẹp trong mắt anh và mọi người. Chẳng phải anh sẽ thấy hãnh diện hơn khi mọi người khen rằng anh có một người vợ đẹp hay sao?
 
Còn nhiều, nhiều lắm những điều em muốn nói với anh. Nhưng em sẽ để dành đến lúc những thiên thần bé nhỏ của chúng ta ra đời. Khi ấy, em sẽ gửi cho anh bức thư với tựa đề "Thư gửi bố của các con em".
 
P/S: Cảm ơn cuộc sống đã mang anh đến cho em. Và cảm ơn anh, anh yêu! Cảm ơn anh vì đã yêu em và đi bên em đến suốt cuộc đời.

Thư gửi mẹ chồng tương lai!

Con không biết có quá sớm hay không để viết bức thư này, khi mà con và anh ấy chỉ mới là người yêu. Nhưng hơn ai hết, con mong tương lai sau này, bọn con sẽ thành chồng thành vợ, và mẹ, sẽ là mẹ chồng của con!

Con đọc quá nhiều về những nỗi ám ảnh của các nàng dâu, về nỗi sợ hãi khi sống chung cùng một mái nhà với mẹ. Con cũng không giấu được những lo lắng của mình khi sau này, cũng sẽ đến lượt con bước chân vào căn nhà ấy, nơi có cả mẹ, và chồng con.
 
Con cũng chẳng biết từ đâu, mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu lại luôn bị người đời mổ xẻ. Rằng mẹ chồng luôn là một danh từ xấu xí, khi mọi người nghĩ về. Chẳng phải vợ chồng ban đầu cũng là ao nước lã, nên tình nên nghĩa rồi mới cưới nhau hay sao? Vậy vì cơ gì, mẹ chồng – nàng dâu lại luôn mâu thuẫn?
 
Mẹ là mẹ của chồng con, con rồi cũng sẽ là con của mẹ! Dẫu anh ấy bây giờ có tha thiết yêu con, thì vẫn chẳng ai thay thế được mẹ đâu, mẹ ạ. Người phụ nữ quan trọng nhất đời anh ấy luôn là mẹ, con chỉ mãi là người thứ hai. 
 
Thư gửi mẹ chồng tương lai! 1
 
Thế nên, mẹ chẳng cần buồn phiền khi thấy anh quan tâm và lo lắng vì con, vì trước khi làm những điều ấy cho con, anh luôn nghĩ về mẹ trước hết.
 
Mẹ cũng đừng khó chịu khi lỡ sau này, anh ấy có đứng về phía con khi chúng ta có xích mích. Con chẳng bao giờ để chồng phải lựa chọn, hoặc là mẹ, hoặc là con. Anh ấy đã là người đàn ông của gia đình, thì tự lòng anh ấy biết mình cần làm gì để đưa ra quyết định. Chúng ta đứng ở hai đầu chiến tuyến, thì đừng để người đàn ông của mình ở giữa phải mệt lòng, mẹ ơi, có được không?
 
Con không dám chắc mình sẽ là một nàng dâu đảm đang, là vợ hiền dâu thảo. Nhưng con sẽ cố gắng hết mình vì gia đình, vì tổ ấm mà con đang vun vén. Con thiếu sót điều gì, thì mong mẹ chỉ dạy. Chỉ cần là những điều con làm được, con sẽ cố để mẹ vui!
 
Rồi cũng sẽ có những lúc, mẹ bất đồng về con, còn con thấy buồn lòng vì mẹ. Nhưng đã là người một nhà, con chỉ mong nó sẽ qua nhanh…
 
Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con, cũng đừng buồn khi anh ấy nhớ con hơn nhớ mẹ… Vì con là người có thể thay thế, còn mẹ mãi là vĩnh hằng!
 
Vì chí ít, con và mẹ đã có cùng một tình yêu. Vì anh ấy, là chồng con, và cũng là con của mẹ, vì điều đó, chúng ta sẽ thuận hòa nhé, mẹ yêu!

Tuesday, July 30, 2013

Người vẽ lá cờ Tổ quốc - Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, Hà Nam

Có thể nhiều người chưa biết, người vẽ lá cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam - là một chiến sĩ cộng sản, liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, một người con ưu tú của quê hương Hà Nam.
Hà Nam: Người vẽ lá cờ Tổ quốc - Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến
Chân dung liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ cờ (tác phẩm của cố nhạc sĩ Văn Cao).
Lá cờ đỏ có một ngôi sao vàng 5 cánh nằm ngay chính giữa lần đầu tiên tung bay trên chiến trường là trong khởi nghĩa Nam Kỳ. Sau này lá cờ ấy được chọn làm Quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam. Người vẽ nên lá cờ đó là chiến sĩ cộng sản Nguyễn Hữu Tiến.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, chúng tôi tìm về làng Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, quê hương của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến. Điểm dừng chân là một ngôi nhà màu vàng có ghi dòng chữ "Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến". Nhà lưu niệm này hiện do người con gái duy nhất của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom.
Trong căn nhà có treo một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.
Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến sinh ngày 5/3/1901 tại làng Lũng Xuyên. Từ nhỏ Nguyễn Hữu Tiến đã sớm giác ngộ cách mạng và tham gia vào các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.
Hà Nam: Người vẽ lá cờ Tổ quốc - Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến
Bà Nguyễn Thị Xu trông nom nhà tưởng niệm của cha.
Năm 1930, Nguyễn Hữu Tiến cùng các đồng chí như Trần Tử Yến, Vũ Văn Uyển đứng ra thành lập Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại làng Lũng Xuyên, theo quyết định của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đây là tổ chức cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo tại Hà Nam, Nguyễn Hữu Tiến được tín nhiệm giữ chức Phó Bí thư phụ trách công tác tuyên truyền.
Hoạt động được một thời gian thì ông bị địch bắt. Sau 2 năm bị tù đày ở Côn Đảo, chịu bao nhiêu khổ cực, được chỉ thị của Đảng bộ Côn Đảo, Nguyễn Hữu Tiến cùng 6 đồng chí khác vượt ngục thoát ra khỏi nhà tù trở về đất liền tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau chuyến vượt ngục ấy, Nguyễn Hữu Tiến được Xứ ủy Nam Kỳ giao phụ trách liên tỉnh Đảng bộ Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá.
Tháng 7/1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng thông qua đề cương khởi nghĩa, được đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai mô tả lại một số lá Quốc kỳ của các nước. Tại đây chiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến đã nung nấu ý định sẽ vẽ lá cờ Tổ quốc nhằm tuyên truyền cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Vào trước khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ (23/11/1940), lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh lần đầu tiên được in trên trang nhật báo Tiến Lên, cùng với một bài thơ do chính ông sáng tác, kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc:
“Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc
Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.
Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết
Dưới giày đinh đế quốc sài lang!
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
Quyết đánh tan phát xít Nhật - Tây
Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh...”.
Hà Nam: Người vẽ lá cờ Tổ quốc - Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến

Bức chân dung liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến cùng những dòng nhắn nhủ trước khi bị địch bắn.
Ngay sau đó, Nguyễn Hữu Tiến đã vẽ lá cờ vào phiến đá và in ra nhiều bản cho chuyển xuống các cơ sở bí mật. Công việc in ấn gần xong thì lính Pháp ập đến bắt giữ.
Sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, Nguyễn Hữu Tiến bị thực dân Pháp xử bắn vào ngày 28/8/1941. Trước khi ra pháp trường, ông đã để lại lời nhắn tha thiết về lòng yêu nước, căm thù giặc cũng như tinh thần bất khuất, cùng niềm tin vào tương lai. Những dòng nhắn nhủ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến được in ra và treo ngay trên tấm chân dung của ông do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.
"Vĩnh biệt hôm nay có mấy lời
Nhắn cùng đồng chí khắp nơi nơi
Tinh thần để lại cho non nước
Thù hận ghi sâu giữa đất trời
Án chém Hà Nam đà rũ sạch
Khổ sai Côn Đảo đã qua rồi
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai"
Hà Nam: Người vẽ lá cờ Tổ quốc - Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến.
Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.
Để tưởng nhớ liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, năm 1993, Tỉnh ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, huyện Duy Tiên đã xây dựng Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến”.
Theo Dan tri

Monday, July 29, 2013

Hà Nam: Người dân tố Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh gây chết người

Pháp luật Hà Nam

Sau 3 ngày tiêm bắp tay để điều trị viêm túi mật tại BV Đa khoa tỉnh Hà Nam, ông Vũ Văn Bái (SN 1951) đã bị tử vong vì sốc nhiễm khuẩn do các vết tiêm của bệnh viện này.
Gia đình bà Vũ Thị Huy, trú tại số 34/145 đường Trường Chinh, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam vừa có đơn khiếu nại gửi tới các cơ quan báo chí phản ánh về việc chồng bà là ông Vũ Văn Bái (SN 1951) đã tử vong do các vết tiêm ở bắp tay trái tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam bị viêm tấy lan toả, dẫn tới tình trạng viêm mô tế báo, sốc nhiễm khuẩn.
Cái chết bất thường
Theo phản ánh của gia đình bà Huy, ngày 17/5/2013, ông Bái được đưa vào Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam để điều trị viêm túi mật. Liên tiếp trong 3 ngày 17, 18 và 19/5, ông Bái đã được các y bác sĩ khoa Ngoại - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam tiêm thuốc giảm đau vào bắp tay trái và liên tục truyền thuốc. Tối ngày 19/5/2013, sau 3 ngày tiêm vào bắp tay trái, ông Bái bắt đầu có hiện tượng sưng và đau tại vị trí tiêm.
Đến ngày 20/5, toàn bộ cánh tay trái và vai trái có hiện tượng sưng to gây đau đớn toàn thân. Sáng ngày 21/5, sau khi khám cho ông Bái (không chiếu, chụp, xét nghiệm), bác sĩ kết luận ông Bái bị đau và sưng là do thuốc giảm đau chưa tan, trường hợp của ông Bái không có gì đáng lo.
Chiều ngày 21/5, nhận thấy tình trạng của ông Bái ngày một xấu đi, mặc cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam khuyên gia đình không cần chuyển ông Bái lên tuyến trên, gia đình bà Huy vẫn kiên quyết đưa ông Bái chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Sau khi chuyển lên Bệnh viên Bạch Mai, ông Bái bắt đầu bị hôn mê sâu cho đến khi tử vong. Kết quả siêu âm cánh tay trái, xét nghiệm máu, hội chẩn... tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy ông Bái bị viêm mô tế bào cánh tay trái, sốc nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do vết tiêm ở bắp tay trái (được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam). Mặc dù đã được các y bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai thực hiện đầy đủ các thủ thuật, lọc máu, hút mủ ở bắp tay trái nhưng đến ngày 25/5 ông Bái đã tử vong.
Theo hồ sơ bệnh án số 923 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, chuẩn đoán khi ông Bái vào viện là bị viêm túi mật do sỏi. Tuy nhiên, chẩn đoán lúc ra viện (chuyển viện) kết luận ông Bái bị viêm tấy lan toả vai trái, lưng ngực, cánh tay trái.
benhviendakhoahanamsoha-45adb
Một số giấy xét nghiệm trong bệnh án của ông Nguyễn Văn Bái tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam
Chẩn đoán ban đầu tại Bệnh viện Bạch Mai cũng cho thấy vai và cánh tay trái của ông Bái có hiện tượng sưng nề, đỏ. Kết quả siêu âm tĩnh mạch chi trên cho thấy ông Bái bị viêm phù nề tổ chức dưới da vùng vai và cánh tay trái, xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp gối định danh vi khuẩn bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Klebsiella Pneumoniae (siêu vi khuẩn kháng thuốc), kết quả siêu âm phần mềm kết luận dịch lan toả dưới da và tổ chức cơ vùng cổ, cánh tay... Chẩn đoán khi ra viện dẫn tới tử vong kết luận ông Bái vị viêm mô tế bào hoại tử/sốc nhiễm khuẩn.
Như vậy, nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông Vũ Văn Bái không hề liên quan tới tiền sử bệnh viêm sỏi mật mà là do các vết tiêm tại bắp tay trái của bệnh nhân này bị nhiễm trùng dẫn tới viêm mô tế bào/sốc nhiễm khuẩn.
Chuyên môn kém hay thiếu y đức?
Cũng theo gia đình bà Huy, điều khiến gia đình bà bức xúc và đau lòng nhất là thái độ vô trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam. Cụ thể, ngày 20/5, khi tay tráicủa ông Bái bị sưng to, vai đau nhức, các bác sĩ tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam chỉ khám qua loa, không cho chụp, chiếu, xét nghiệm... rồi cho rằng, chồng bà bị sưng đau là do thuốc giảm đau chưa tan, việc này là bình thường, không có gì đáng lo.
benhviendakhoahanamsoha1-51dad1
Người nhà ông Nguyễn Văn Bái cho rằng cái chết bất thường của ông là do sự thiếu trách nhiệm của các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Nam
Đến khi tình hình bệnh nhân xấu đi, gia đình đề nghị chuyển lên tuyến trên thì phía bệnh viện lại dùng dằng không cho đi, khuyên gia đình cứ từ từ vì hết giờ hành chính rồi lên trên ấy làm thủ tục cấp cứu cũng khó, trường hợp bệnh chưa nặng tới mức phải cấp cứu tuyến trên.
Anh Vũ Thanh Bình, con trai bệnh nhân Vũ Văn Bái khẳng định, gia đình mong các cơ quan chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam có câu trả lời thoả đáng, làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết của bố anh.
“Sức khoẻ của bố tôi trước khi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam rất tốt, khám tổng quát tại Bệnh viện Bưu điện Hà Nội các chỉ số sức khoẻ hoàn toàn bình thường. Nếu việc này không được làm rõ, gia đình tôi sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc. Trong trường hợp nếu Cơ quan cảnh sát điều tra có yêu cầu khai quật tử thi để giám định pháp y trưng cầu nguyên nhân tử vong, gia đình tôi cũng chấp nhận” - anh Bình búc xúc nói.
Theo Soha