expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Wednesday, August 14, 2013

Từ Phủ Lý Nhân đến Hà Nam

Ngày 20/10/1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Từ đó hằng năm Tỉnh Hà Nam đã lấy ngày này để kỷ niệm ngày thành lập. Để mọi người có thêm thông tin về lịch sử hình thành tỉnh Hà Nam, xin được tóm lược vài nét sau đây:

Một góc thị xã Phủ lý trong chiến tranh
Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ.
Đời Hán là đất quận Giao Chỉ. Đời Lý gọi là châu Lị Nhân.
Sử chép các vua Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông từng cho dựng hành cung ở châu Lị Nhân (Toàn thư, BK2-35a). Đời Trần cũng gọi là châu Lị Nhân.
Thời nhà Trần đổi từ 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, vùng Hà Nam khi đó có một phần Hoàng Giang và một phần Quốc Oai (Hà Tây cũ ?) hoặc Thiên Trường ( Nam Định - Huyện Kim Bảng từ đời Trần trở về trước gọi là Cao Bảng; Nhà Lê đổi tên là Kim Bảng như hiện nay).
Thời thuộc Minh là huyện Lị Nhân thuộc Phủ Giao Châu. Đời Lê kiêng âm (đọc Lợi Nhân) nhưng vẫn viết Lị không phải đổi chữ. Đến đời Lê Thánh Tông thăng làm phủ, thuộc Sơn Nam thừa tuyên. Các vương triều sau vẫn theo thế. Phủ Lý Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam) quản lĩnh 5 huyện: Nam Xang, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm và Bình Lục.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi tên là Sơn Nam, bao gồm 11 phủ, trong đó tất cả có 42 huyện: Trấn Sơn Nam hay xứ Sơn Nam hay là vùng đất phía nam Thăng Long từ thời Hậu Lê đến nhà Nguyễn.
Ngày nay xứ Sơn Nam là các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội (5 huyện phía nam).
Tiền thân của xứ Sơn Nam là thừa tuyên Thiên Trường Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam).
Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), nhà Hậu Lê chia trấn Sơn Nam làm ba lộ: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, và lộ Thanh Hoa Ngoại (gồm hai phủ là: Thiên Quan, Trường Yên, thuộc trấn Sơn Nam cũ, sau này là phần đất thuộc tỉnh Ninh Bình).
Thời Tây Sơn, đổi lộ thành trấn, xứ Sơn Nam được chia ra Sơn Nam Hạ, Sơn Nam Thượng.
Đến đầu triều nhà Nguyễn cơ bản đất Sơn Nam cũ gồm: Địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam (phủ Lý Nhân thời xưa), và một phần tỉnh Hà Tây ngày nay thuộc Sơn Nam Thượng.
Địa bàn các tỉnh Nam Định, Thái Bình, và một phần tỉnh Ninh Bình ngày nay (các huyện mới khai khẩn ven biển như:Kim Sơn, ...) thuộc Sơn Nam Hạ.
Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi là phủ Lý Nhân vẫn gồm 5 huyện Kim Bảng,. Duy Tiên (trước Lê Trung hưng là Duy Tân), Thanh Liêm, Nam Xương, Bình Lục như thời Lê sơ. Năm 1831, Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội và sáp nhập phủ Lý Nhân của trấn Sơn Nam vào tỉnh Hà Nội.
Đến thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1822), trấn Sơn Nam Hạ đổi tên thành trấn Nam Định, còn trấn Sơn Nam Thượng được gọi là Sơn Nam (như vậy cái tên gọi trấn Sơn Nam được dùng hai lần: trấn Sơn Nam ở triều đại nhà Hậu Lê khác với trấn Sơn Nam đầu nhà Nguyễn, thời sau nhỏ bé hơn nhiều thời trước). Năm 1831 -1832, thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, thành lập các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình trên cơ sở các trấn Nam Định, Sơn Nam Thượng cũ và thành Thăng Long cũ.
Đến năm 1890, thời vua Thành Thái, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Hà Nam, trên cơ sở phủ Lý Nhân được mở rộng thêm. Lúc này tỉnh Hà Nam mới gồm toàn bộ phủ Lý Nhân cũ, hai tổng Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín tỉnh Hà Nội sáp nhập vào huyện Duy Tiên và 17 xã thuộc huyện Vụ Bản, phủ Nghĩa Hưng, huyện Thượng Nguyên, phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định sáp nhập vào phủ Lý Nhân. Như vậy Hà Nam khi mới thành lập là địa bàn của phủ Lý Nhân mở rộng về phía Hà Nội và Nam Định. Lúc này Hà Nam có 5 huyện là Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và Duy Tiên.
Khi đó Phủ Lý Nhân có 5 huyện: kiêm lý 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng; thống hạt 3 huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Nam Xương, gồm 33 tổng. Trong đó huyện Kim Bảng, có 6 tổng: 1.Tổng Kim Bảng 2.Tổng Hương Đàn 3.Tổng Phù Lưu 4.Tổng Thuỵ Lôi 5.Tổng Phù Khê 6.Tổng Quyển Sơn.

Ga Phủ lý khi mới xây dựng đường sắt
Ngày 20/10/1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam.
Ngày 24/10/1908, Hà Nam có thêm châu Lạc Thuỷ chuyển từ Hoà Bình sáp nhập vào.
Tháng 5/1953, Trung ương quyết định cắt các huyện phía Bắc tỉnh Nam Định gồm Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã phía Bắc Nghĩa Hưng nhập vào tỉnh Hà Nam, chuyển châu Lạc Thủy về tỉnh Hoà Bình.
Tháng 4/1956, sau giảm tô và cải cách ruộng đất, 3 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và 7 xã của Nghĩa Hưng sáp nhập trở lại Nam Định.
Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà.
Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1991 tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ.
Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập. Từ đây có đủ 3 tỉnh riêng rẽ: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình như hiện nay.
Lúc này Hà Nam gồm 5 huyện là Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và thị xã Phủ Lý. Toàn tỉnh gồm 114 xã, phường, thị trấn.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định 72 thành lập thành phố Phủ Lý ( tỉnh Hà Nam). Đô thị Phủ Lý ra đời từ năm 1832 khi vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn, thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi thành phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.