expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Friday, May 10, 2013

Đổi tên hiện trên Facebook của bạn thành 1 chữ


Cách làm độc và lạ cho trang cá nhân của bạn trên Facebook thì rất nhiều, nào là đổi cover hợp với avatar, tùy chỉnh các thứ. Nhưng hôm nay có một mẹo đặc biệt mà IT muốn chia sẽ  với mọi người. Đó là chỉnh sửa tên cá nhân hiện thị trên facebook thành 1 chữ duy nhất tùy bạn thích mà không bị ràng buộc phải nhập cả hai phần: họ và tên (tức là tên có từ 2 chữ – từ trở lên) hoặc bắt buộc phải nhập tên bằng Tiếng Việt có dấu nếu sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trên facebook.


Ví dụ như tên đầy đủ của mình là Đường Anh Tuấn và bây giờ mình đã đổi sang tên là Tuấn và tên thay thế là Đường, hoặc tên Minit Pham sang Min và tên thay thế là Tín http://www.facebook.com/kakaVuTruong


Bạn có thấy không ? Mình chỉ có tên, không cần họ hay tên lót kèm theo tên thay thế, xem cũng hay hay đúng không :D

Và bây giờ là vào vấn đề chính nhé:  Biện pháp đổi tên dựa trên nguyên tắc là: giả dạng bạn là công dân của Indonesia và sử dụng tiếng Bahasa Indonesia. Do đặc thù của ngôn ngữ này nên Facebook sẽ không bắt buộc bạn tuân thủ theo quy tắc đặc tên chung. Và cách thực hiện cụ thể mời bạn xem tiếp phần hướng dẫn bên dưới:

Các bước đổi tên Facebook một chữ như sau

Bước 1. Tìm Proxy Indonesia Bạn truy cập vào địa chỉhttp://www.proxynova.com/proxy-server-list/country-id/ để lấy proxy với IP của Indonesia. Bạn nên lựa chọn proxy nào có Page speed càng cao càng tốt, không quan trọng các thông số khác. Vì tụi mình quan trọng là làm càng nhanh càng tốt mà :D (có thể tìm trang proxy khác trên google với từ khóa là “Proxies from Indonesia”).



Bước 2.Thiết lập trình duyệt truy cập Web thông qua Proxy Mình sẽ hướng dẫn minh họa cách thiết lập truy cập web qua Proxy bằng trình duyệt Chrome (phổ biến nhất mà – Lưu ý: Chrome sử dụng chung thiết lập với trình duyệt IE, Firefox, Opera thì độc lập), bạn làm như sau: Truy cập vào trình đơn Cài đặt > Cài đặt nâng cao. Bạn chọn Thay đổi thiết lập proxy…


Chọn Lan Settings ở cuối Tab Connections, cài đặt như hình bên dưới. Lưu ý Address và port bạn thay thế bằng địa chỉ mà bạn đã tìm được phía trên. Cột đầu tiên là Address, cột sau là Port. Sau đó ấn OK.

Chú ý: Nếu tài khoản của bạn được đăng nhập bằng một địa chỉ IP lạ thì có thể facebook sẽ tạm khóa tài khoản facebook của bạn, nhưng bạn đừng lo vì bạn có thể mở khóa tài khoản của mình một cách dễ trong bằng 2 cách mà facebook đưa ra. Bạn nên chọn cách xác nhận nick của bạn bè bằng hình ảnh của họ (đưa hình chọn đúng tên nick của vài người bạn thân của bạn trên facebook). Một điều mình muốn nhắc nửa là sau khi thực hiện đổi tên thành công xong bạn nên bỏ chế độ truy cập Web thông qua proxy, tức là bỏ dấu check trong hình mình họa của bước 3 này để việc truy cập web không bị ảnh hưởng của proxy như làm chậm tốc độ duyệt web,..

Bước 3. Thay đổi ngôn ngữ sử dụng trên giao diện Facebook Nếu bạn đã sử dụng thành công Proxy Indonesia thì khi truy cập vào trang facebook.com, lúc chưa đăng nhập vào tài khoản của bạn sẽ thấy giao diện của facebook hiển thị toàn là tiếng gì lạ hoắc đó chính là tiếng Bahasa Indonesia đó nhé. Nếu đã đăng nhập tài khoản rồi thì facebook sẽ hiển thị ngôn ngữ do bạn chọn, và bây giờ bạn phải thay đổi nó bằng cách truy cập vào phần thiết lập tài khoản trên Facebook tại địa chỉhttps://www.facebook.com/settings, chọn phần Ngôn ngữ (nếu bạn đang sử dụng tiếng Việt) hay Language nếu bạn đang sử dụng tiếng Anh. Sau đó bạn chuyển qua ngôn ngữ Bahasa Indonesia, lưu lại cài đặt đó.


Bước 4. Đổi tên trên Facebook của bạn. Y như tiếng Việt, bạn không cần đi đâu cả, chỉ cần nhớ vị trí của phần đổi tên trên Facebook, Nama theo tiếng Indo


Bấm Simpan Perubahan là xong. Lưu ý: nhớ bấm mật khẩu (mật khẩu đăng nhập tài khoản facebook của bạn) ở ô cuối cùng nhé (Kata Sandi).

Vậy với một số thủ thuật đơn giản này, bạn đã có thể làm cho trang cá nhân mình trở nên ngồ ngộ với bạn bè. Cách này làm cho việc tag tên trở nên vừa dễ cũng vừa khó nhé.

Lý Nhân: Người dân bức xúc vì xã thu phí qua cầu


6 cây cầu bắc qua sông Châu Giang (Hà Nam) mặc dù được xây dựng bằng ngân sách của xã, là tiền thuế do người dân đóng góp nhưng hơn 15 năm qua, người dân qua lại cầu vẫn phải trả phí.images667943 anh bai manh 2   chot thu phiDù được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhưng chính quyền các xã hai bên cầu vẫn tự đặt ra quy định thu phíTrên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 6 cây cầu tạm bắc qua sông Châu Giang nối các xã ven sông của hai huyện Bình Lục và Lý Nhân. Dù đã tồn tại từ rất lâu và được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhưng chính quyền các xã hai bên cầu vẫn tự đặt ra qui định thu phí. Thậm chí ở đây, người đi bộ cũng phải nộp phí cả chiều đi lẫn chiều về.
Trạm thu phí là căn nhà nhỏ tạm bợ, có giường nằm để người thu phí có thể nghỉ ngơi. Mỗi trạm thu phí có một kiểu thiết kế khác nhau như: Thòng dây ra giữa đường, biển hiệu “chưa nộp tiền chưa qua cầu”...

Có mặt tại cầu Chủ đã được xây dựng cách đây vài chục năm, phóng viên ghi nhận bức xúc của người dân quanh chuyện nộp phí. Đang buôn bán tại đầu cầu, bà Trương Thị Thúy ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân cho biết: “Phí cầu đã vô lý lại quá cao. Đi xe máy mất 4 nghìn đồng. Đi bộ cũng mất tiền. Đi lần nào mất tiền lần ấy. Như nhà chú Đức ở đây làm nghề buôn cám thì ngày đi 4 lần nên tính ra cả ngày cả đi và về mất đứt hơn 30 nghìn đồng. Thử hỏi, như thế buôn bán gì cho lãi”.
Thậm chí ngay cả các em học sinh đi học, trạm thu phí cũng không tha. Mỗi học sinh một tháng mất đứt 100 nghìn đồng tiền phí qua cầu. Em Trần Văn Tuấn (học sinh lớp 8, xã Bồ Đề) chia sẻ: “Bố mẹ em làm ruộng, vậy mà vẫn phải mất tiền khi đi qua cái cầu bé con con này...”.
Tại cầu Bồ Đề cách đó không xa, chúng tôi được nghe bà Nguyễn Thị Xuyến, thôn Nhân Bình, xã Bồ Đề, huyện Bình Lục tâm sự: “Để hàng ngày đưa đón hai cháu đi học, một tháng tôi phải nộp 70 nghìn đồng. Đây là số tiền đã được miễn giảm đối với học sinh theo qui định của xã. Còn lại mình tự đi thì tự nộp. Như hôm nay đi chợ thì bên đây cầu mất 1 nghìn đồng, bên kia cầu 1 nghìn đồng”. Như vậy, mỗi tháng, một giáo viên nghỉ hưu như bà phải mất hơn 100 nghìn đồng tiền qua cầu”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vị trí thu phí cầu được xã cho đấu thầu ngay từ khi đưa vào sử dụng. Số kinh phí đấu thầu này là khoảng 80 đến 100 triệu đồng/năm/cầu. Vì mỗi cầu đều nằm trên địa phận 2 xã nên việc thu phí được bố trí tại cả hai đầu cầu, đầu cầu thuộc bên nào thì bên đó thu và chia thời gian thu. Người của xã bên này làm buổi sáng, người của xã kia làm buổi chiều.
Do áp lực phải thu phí để hoàn vốn đấu thầu nên các “trạm thu phí” tự phát này luôn đặt việc tận thu lên hàng đầu. Theo người thu phí ở cầu Bồ Đề thì mức tiền trúng thầu mà anh phải chi ra là 300 triệu đồng/năm do đó mỗi ngày phải thu từ 1,5 – 2 triệu đồng mới có lãi. Còn ông Đoàn Văn Binh (xã Nhân Nghĩa, 70 tuổi) là người thu phí tại cầu Chủ cho biết: “Cầu này bắt đầu thu phí từ năm 1995. Mức giá ban đầu với xe đạp là 200 đồng/lượt, xe máy 500 đồng và ôtô là 1.000 đồng. Đến khoảng đầu những năm 2.000 tăng lên mức lần lượt là: 500 - 1.000 - 2.000 đồng/lượt. Tại thời điểm năm 2012 thì xe đạp tăng lên là 1.000 - 2.000 - 5.000 đồng/lượt”. Việc ông Binh đứng ra thu phí là do UBND xã cắt cử và số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách xã.

Điều đáng lưu ý là cả 6 cây cầu qua sông Châu Giang, việc thu phí cũng không hề có phiếu thu, vé thu. Người thu và người nộp đã quen lệ “tiền trao tay” nên có những trường hợp quen biết, người thu phí cầu cho qua miễn phí.
Khi được hỏi số tiền đấu thầu và tiền thu về hết năm sẽ đi đâu? Vị Chánh văn phòng UBND xã Ngọc Lũ nơi có cầu Chủ cho biết: “Do xã còn nghèo nên khi quyết toán thu phí một năm, xã điều tiết để trang trải cho địa phương. Tất cả số tiền thu được đều hòa vào ngân sách xã... Hàng năm xã đều tổ chức đấu thầu thu phí cầu. Ai trả cao hơn thì được đứng ra thu phí”.
Trả lời câu hỏi “văn bản nào quy định cho việc thu phí?”, ông Chu Văn Liệu - Phó Chủ tịch UBND xã Bồ Đề cho biết: “Việc thu phí là theo Nghị quyết của UBND huyện”. Tuy nhiên, khi đề nghị được cho xem văn bản cho phép của UBND huyện thì ông Phó Chủ tịch nói “không thể tìm thấy vì cán bộ tài chính đang giữ đi vắng...”. Tuy nhiên, ông Liệu cũng thừa nhận việc thu phí là “không có vé mà thu trực tiếp. Đa số người dân đã quen nên tự nộp phí. Việc thu phí cầu mỗi năm thu về ngân sách xã 90 triệu đồng thông qua việc đấu thầu cho các cá nhân.
Vũ Trường theo Giaothongvantai

Wednesday, May 8, 2013

“Săn” gà Sách đỏ “độc nhất” Việt Nam - Duy Tiên, Hà Nam

ĐẶC SẢN HÀ NAM

“Săn” gà Sách đỏ “độc nhất” Việt Nam - Duy Tiên

Lâu nay khi nói về Hà Nam có lẽ nhiều người chỉ biết đến cá kho Đại Hoàng, chuối Tiến vua, làng hoa Phù Vân… chứ ít ai biết rằng vùng đồng bằng chiêm trũng này còn là nơi nuôi gà Móng, một loại gà có tên trong Sách đỏ.
Những ngày cuối tháng Chạp, có nhiều thương lái tìm về xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam để “săn” gà Móng, loại gà nằm trong Sách đỏ của Việt Nam.


Mỗi năm một con gà Móng đẻ trên 200 quả trứng.


Gà Móng Sách đỏ là giống gà cổ thuần chủng, chân to, có thân hình giống gà Hồ (Bắc Giang), chất lượng thịt ngon như gà Đông Cảo (Hưng Yên). Gà Móng gắn liền với người dân xã Tiên Phong từ xa xưa. Sở dĩ loại gà này được đặt tên là gà Móng vì loài gà này là gà “bản địa” ngày xưa được phát hiện và nuôi rồi nhân giống từ thôn Móng (nay là xã Tiên Phong). Cũng từ đó gà Móng được gìn giữ và bảo tồn gen từ đời này sang đời khác cho đến bây giờ.

Vào năm 2003, đoàn cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam về thôn An Mông, xã Tiên Phong khảo sát giống gà Móng này, thấy giống gà rất khác lạ, không giống với các giống gà ta bình thường, nên đoàn cán bộ đem gà lên Viện Chăn nuôi giám định. Kết quả cho thấy gà Móng thuộc loại gà quý hiếm. Lập tức nó trở thành giống gà nuôi duy nhất được ghi danh vào Sách đỏ Việt Nam.

Từ khi gà Móng được biết đến là loại gà quý hiếm, nằm trong Sách đỏ, nhiều người tìm về Tiên Phong với ý định nhân giống. Nhưng gà Móng là loại gà chỉ thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của một vùng, nên duy nhất trong cả nước chỉ có xã Tiên Phong nuôi được loại gà này. Tiên Phong trở thành làng nuôi gà Sách đỏ “độc nhất” ở Việt Nam. Chính vì vậy mà cứ mỗi độ giáp Tết, giới thương lái khắp nơi lại đổ xô về đây để “săn” gà Móng.


Giống gà Móng quý hiếm chỉ duy nhất xã Tiên Phong nuôi được.
Được liệt vào Sách đỏ nhưng loại gà này được người dân Tiên Phong nuôi phổ biến và duy nhất là loài vật không bị cấm nuôi, buôn bán, vận chuyển theo quy định về bảo tồn theo cách mới. Vì thế xã Tiên Phong nhiều năm trở lại đây ngày càng nhân rộng giống gà quý hiếm này.

Tìm đến hộ gia đình ông Trần Xuân Xưởng, thôn An Mông 1, là một trong những hộ gia đình nuôi nhiều gà Móng và kinh nghiệm nhất trong xã. Ông Xưởng cho biết: “Giống gà Móng có từ thời các cụ xưa để lại. Dân làng cứ để nuôi rồi nhân giống hết đời này qua đời khác. Cũng không ai biết gà này có từ đời nào”.

Theo ông Xưởng cho biết thì gà Móng này khá dễ nuôi, cũng chỉ ăn lúa, ngô, khoai, sắn nghiền như các loại gà khác. Cái đặc biệt của gà Móng là thịt chắc, thơm, da giòn nên rất được ưa thích, nhất là vào các dịp lễ Tết.


Mỗi một lần bán gà, thì sẽ có lứa gà tiếp theo thay thế.
Địa thế của xã Tiên Phong được bao bọc bởi con sông Châu Giang, ở đây thôn An Mông được ví như một cái đảo hình móng ngựa nhô ra ngoài. Hơn nữa, các hộ nuôi gà ở đây đều quây và giữ gà khá chặt chẽ, vì vậy mà gà Móng ít bị lai tạp và giữ được độ thuần chủng tuyệt đối.

Được chọn làm trang trại triển khai dự án bảo tồn gen gà Móng do tỉnh Hà Nam hỗ trợ vào năm 2009, anh Nguyễn Văn Thắm chủ trang trại gà Móng cho biết: “Gà Móng con khi mới nở bao giờ màu lông cũng trắng mây, chân vàng. Gà trưởng thành chân rất to như tay trẻ em. Kẽ chân gà có các đường viền đỏ, vảy thẳng hàng. Đặc biệt, tiếng gáy của gà Móng trầm mà không bổng như các loài gà khác”.

Nói về gà Móng ông Đỗ Đức Diện, Chi cục trưởng chi cục chăn nuôi - thủy sản tỉnh Hà Nam cho biết: “Gà Móng chỉ duy nhất xã Tiên Phong là nuôi được. Chúng tôi đã tiến hành nuôi thí điểm một số nơi nhưng kết quả thu được lại không khả quan. Đặc biệt khả năng chống chọi bệnh tật loại gà này rất là cao, những năm gần đây mặc dù một số nơi có dịch cúm gia cầm, nhưng gà Móng vẫn không bị sao. Để đảm bảo nguồn gen quý này chúng tôi luôn quan tâm và đầu tư hỗ trợ đảm bảo”.

Những ngày giáp tết, vì nhu cầu của khách mua gà Móng nhiều, nên hầu như năm nào gà cũng “cháy hàng”. Chị Hoàng Thị Hoa cho biết: “Hầu hết những người mua gà họ đặt từ trước, những hộ nuôi nhỏ lẻ lác đác, lái buôn họ về đây cũng thu gom hết. Còn gia đình tôi năm nào cũng phần riêng một số để bán cho khách lẻ họ mua về nhà làm quà hoặc để cúng gia tiên”.


Gà Móng trở thành đặc sản và được giới lái buôn săn đón gắt gao trong những ngày giáp tết.
Theo thống kê của UBND xã Tiên Phong thì hiện nay xã có hơn 95% số hộ nuôi gà, với khoảng hơn 18 nghìn con gà mái đẻ. Hộ ít thì vài chục con, hộ nhiều thì hàng nghìn con theo mô hình trang trại. Trung bình 1kg gà Móng có giá bán từ 170 đến 200 nghìn 1kg, tùy thuộc vào chất lượng và dáng của gà. Trứng gà giống thì giá trên 10 nghìn đồng/quả, gà con có giá gần 20 nghìn/con.

Tuesday, May 7, 2013

Hoang mang thông tin “dùng dao lam dính máu HIV rạch đùi thiếu nữ”


Nhiều ngày qua ở Hải Phòng xuất hiện tin đồn về việc thiếu nữ đang đi đường thì bị những thanh niên lạ đi xe máy qua, dùng dao lam đã dính máu HIV rạch đùi.


Thông tin này được lan truyền trên các mạng cá nhân với tốc độ chóng mặt, gây hoang mạng, lo sợ  trong dư luận. Và tin đồn này đã  khiến cho cơ quan công an Hải Phòng phải tung hàng chục chiến sĩ công an vào cuộc điều tra thực hư.
Chiều 5/5, Thượng tá Lê Hồng Thắng - Phó phòng cảnh sát điều tra tội phạm hình sự Công an Hải Phòng - cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trên, 2 ngày qua, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm hình sự đã cử hàng chục trinh sát tiến hành điều tra theo dõi sát trên các tuyến đường chính không thấy có biểu hiện gì.
"Chúng tôi cũng tìm hiểu ở các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn nhưng cũng không phát hiện trường hợp nào đến khám, triều trị do bị rạch đùi. Tất cả thông tin nhận được đều là từ dư luận chứ không có trường hợp cụ thể", Thượng tá Thắng cho biết.
Tuy nhiên thông tin này đã khiến cho nhiều thiếu nữ hạn chế ra đường một mình và nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi con cái họ ra khỏi nhà.
Thượng tá Lê Hồng Thắng cho rằng, nhiều khả năng đây là thông tin đồn, bịa đặt. Tuy nhiên, cơ quan điều tra CATP Hải Phòng vẫn tiếp tục cử trinh sát theo dõi, tìm hiểu để không bỏ sót tội phạm và khuyết khích những ai nếu là  nạn nhân của vụ việc đến trình báo với lực lượng an ninh địa phương.