expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Saturday, April 13, 2013

Chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) - Linh thiêng cổ tự


Trải qua gần một nghìn năm lịch sử, chùa Long Đọi Sơn vẫn đứng vững như một chứng nhân trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc....
Chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có tên chữ là Diên Linh tự. Chùa do Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Đại Gia và mời thiên sư Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì và tham gia xây dựng) (Ảnh: Đoàn Đức Thành).
Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. Chùa Long Đọi Sơn đứng vững hơn ba trăm năm. (Ảnh: Internet)
Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi, trong khuôn viên 2 hec-ta vườn rừng. Chùa quay về hướng nam, đúng như câu tục ngữ: "Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương lưu truyền vạn đại" (Ảnh: Internet).
Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai Thượng thư bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, được viết xong ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước (Ảnh: Đoàn Đức Thành).
Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia Sùng Thiện Diên Linh vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Mãi tới cuối thế kỷ XVI, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, tức là gần 170 năm sau khi bị giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới "dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ" (Bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh) (Ảnh: Phạm Hải)
Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc (Ảnh: Internet).
Từ dưới chân núi là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng dãn khách thập phương lên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Từ dưới chân núi là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng dãn khách thập phương lên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)

                   
Chiếc chuông cổ được treo trong chùa Long Đọi Sơn (Ảnh: Internet)

Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: Phạm Hải).
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: Phạm Hải).
Các di vật của chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 6 pho tượng Kim Cương trong 8 pho có từ ngày xưa là những hiện vật rất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hóa nước ta cách đây gần một thiên niên kỷ (Ảnh: Phạm Hải).
Chùa Long Đọi Sơn đã trải qua nhiều lần trùng tu, bên cạnh những kiến trúc pho tượng cũ, các kiến trúc pho tượng mới cũng được sắp đặt kỳ công và giữ được nét cổ kính lâu đời của ngôi chùa. Đã gần 1.000 năm qua chùa Long Đọi Sơn cùng với Đất nước, con người Việt Nam chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và vẫn đứng sừng sững giữa đất trời làm rung động lòng người, thu hút khách tham quan du lịch.

Friday, April 12, 2013

Phẫn nộ nữ sinh xúc phạm và lập page anti cố NS Văn Hiệp gây bức xúc


Không chỉ lập page anti bác Văn Hiệp, nữ sinh này còn liên tục viết status phân biệt vùng miền và chửi rủa người miền Bắc khiến cộng đồng mạng rất bức xúc.

Ngày hôm qua, khi tất cả các nghệ sĩ Vbiz cùng hàng triệu khán giả nhói lòng tiễn đưa Nghệ sĩ Văn Hiệp - một con người dành trọn cuộc đời cho nghệ thuật nước nhà và mang tiếng cười đến với mọi người - thì một nữ sinh đã lập ra một fanpage anti NS Văn Hiệp trong sự ngỡ ngàng của hàng triệu cư dân mạng.

Nữ sinh xúc phạm và lập page anti cố NS Văn Hiệp gây bão phẫn nộ 1
Page anti cố NS Văn Hiệp của nữ sinh tên H.T.N.V

Không chỉ có những lời lẽ vô cùng xấc xược và bất kính đối với người đã khuất, nữ sinh tên H.T.N.V này còn rất thách thức tất cả những người lên án cô. Page của N.V chỉ nhận được 35 like từ cư dân mạng - một con số ít ỏi và hầu hết cũng chỉ vào like page để ném đá N.V - nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, hàng chục page anti N.V đã mọc ra như nấm ngay sau khi cô có hành động ngông cuồng này.

Những tưởng rằng khi nhận được quá nhiều "gạch đá" từ các facebooker - N.V sẽ tỉnh ngộ, thế nhưng cô gái này vẫn rất vô lễ, còn đưa cả facebook của mình lên page anti mà cô lập ra, thách thức mọi người cứ add facebook và chửi rủa đi, cô vẫn cứ anti bác Văn Hiệp. Không những thế, nữ sinh này còn đưa cả người Bắc Kỳ vào status của mình và dùng những từ ngữ vô cùng khiếm nhã và thiếu lễ phép để nói về người miền Bắc.

Nữ sinh xúc phạm và lập page anti cố NS Văn Hiệp gây bão phẫn nộ 2
Trang cá nhân của nữ sinh tên N.V
Nữ sinh xúc phạm và lập page anti cố NS Văn Hiệp gây bão phẫn nộ 3

Nữ sinh xúc phạm và lập page anti cố NS Văn Hiệp gây bão phẫn nộ 4
Hàng loạt status phân biệt vùng miền

Những hành động của nữ sinh này đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Hàng loạt page anti ra đời và nhận được hàng ngàn like của cư dân mạng chỉ sau một thời gian cực ngắn. Tất cả đều rất phẫn nộ và lên án thẳng tay N.V. Một facebooker có tên K.H.V nói: "Thật không thể chấp nhận được con người vô ý thức, vô văn hóa này. Bác Văn Hiệp được hàng triệu người yêu mến và thương tiếc lúc từ trần, vậy mà cô ta lại nhẫn tâm lập page anti, còn thách thức mọi người và phân biệt vùng miền. Thích nổi tiếng mà làm cách này thì thật sự sai lầm rồi bạn ạ. Hối cải đi trước khi quá muộn".

Tuy nhiên, cũng có một số người lại nghĩ rằng facebook của cô gái này đã bị hack và post những dòng thiếu ý thức cũng như lập page này.

Mới đây, một nam thanh niên viết status cợt nhả sự ra đi của NS Văn Hiệp cũng đã nhận được vô số sự chỉ trích từ cộng đồng mạng. Thiết nghĩ thời điểm này, khi tất cả mọi người đang tiếc thương người nghệ sĩ của nhân dân như bác Văn Hiệp, mọi phát ngôn trên mạng xã hội đều phải hết sức cẩn trọng. Yêu hay ghét là quyền của mỗi người, thế nhưng những lời nói ra phải đúng đạo lý, nhất là đối với người đã ra đi.
Theo kenh14

Vẻ đẹp Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, Hà Nam


choi o đâu khi tới hà nam.jpg
Ảnh Sưu tầm

Đặc điểm: Đền Trúc - Ngũ Động Sơn thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.

Cách thị xã Phủ Lý 8km, ngay bên đường 21A, có quả núi nhỏ hình dáng con sư tử, mang tên Núi Cấm. 

Ngọn núi chứa đựng một huyền tích nên đã trở thành địa danh được nhiều người biết đến. Xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc: Trúc xanh như tóc, trĩu xuống khắp miền. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương nam đi qua thôn Quyển Sơn. Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Lễ hội kéo dài hàng tháng với đủ mọi trò vui. Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội. 

Ngôi đền được dựng giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu, nên mang tên đền Trúc. Sau ngót ngàn năm, rừng trúc giờ không còn nguyên như xưa nữa, nhưng xung quanh đền, vẫn muôn ngàn bóng trúc. Những cây trúc thân vàng óng, thướt tha trong gió càng tôn cho phong cảnh nơi đây thêm thơ mộng. Với sự biến đổi của thời gian ngôi đền chỉ còn giữ được một số nét căn bản. 

dong ngu phuc, ha nam.jpg
Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m. Nhà tiền đường là một công trình 5 gian. Hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đồng rường con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một phong cách với nhà tiễn đường, có 2 đầu bịt đốc, lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Trên hệ thống cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quí. 
dia diem vui choi o ha nam.jpg
Về thăm đền Trúc, bạn đừng quên ghé vào Cuốn Sơn (nay gọi là núi Cấm) kề bên. Có lẽ vì gắn bó với điềm linh ứng năm xưa nên ngọn núi có ý nghĩa tâm linh với dân trong vùng. Cũng vì thế mà núi Cấm vẫn giữ được nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú. Trên đỉnh núi Cấm có một bàn cờ thiên tạo bằng đá- nơi các vị tiên thường rủ nhau về mở hội, uống rượu chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Ngay cạnh bàn cờ còn có một ô vuông được gọi là huyệt đế vương.
dia diem dep o ha nam.jpg
thang canh ha nam.jpg

Núi Cấm còn có hệ thống hang động độc đáo: 5 hang nối liền nhau, tạo thành động liên hoàn, gọi là Ngũ Động sơn. Cấu trúc các động vô cùng đa dạng với nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng, gợi cho du khách sức tưởng tượng phong phú: hình bầu sữa mẹ, nồi cơm mở vung, hình con voi, con rùa... Màu sắc, độ xốp, da nhũ... cũng khác nhau. Có nhũ ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh đuốc rọi vào bỗng rực lên như châu ngọc. Có nhũ mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ, mà thật đặc biệt, khi đánh lên, âm vang như thật. 

Phong cảnh nên thơ, đặc sắc của núi Cấm đã từng làm nao lòng bao mặc khách tao nhân để làm nên sự lưu luyến bằng những bài thơ hay để lại cho đời. Ngày nay, đến thăm đền Trúc, ghé Ngũ Động Sơn, du khách sẽ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh để sang năm, lại muốn lạc bước tìm về.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có


"Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh".
Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôibánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).
Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng nhớ gì đến Giới Tử Thôi và vẫn nấu nướng chẳng có kiêng gì."

* Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có

Bánh trôi, bánh chay đã trở thành những món ăn truyền thống trong ngày tết Hàn Thực của người Việt. Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm - tức tết Hàn thực, người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên như một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân. 

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 1
Bánh trôi, bánh chay của người Việt.

Nguồn gốc về Tết Hàn thực

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc và gắn liền với một điển tích từ xa xưa được biên lại trong cuốn “Đông Chu Liệt Quốc”. Để tưởng niệm lòng trung thành của Giới Tử Thôi, vua nước Tấn đã hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (từ mùng 3-5/3 âm lịch) và chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn. Do đó ngày này gọi là Hàn thực. Sau này, người Trung Quốc đã giản tiện chỉ giữ lệ làm Tết Hàn thực vào ngày mùng 3/3. 

Do ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, nên người Việt cũng làm Tết Hàn thực. Tuy nhiên kể từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa. Người Việt Nam ăn tết Hàn thực để lễ Phật và cúng gia tiên, do đó vào ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam, chúng ta không kiêng lửa.

Bánh trôi và bánh chay là hai món ăn không thể thiếu trong Tết Hàn thực của người Việt. Ngoài ra, trong ngày này, ở một số nơi, người ta còn có thể nấu xôi chè. Tại một số vùng ngoại thành Hà Nội và ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) thì người ta còn làm bánh nhót để lễ Phật và cúng gia tiên.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 2
Nhiều người cho rằng tục làm bánh trôi, bánh chay 
là để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

Nhiều người cho rằng bánh trôi và bánh chay có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng cũng có tích kể lại rằng bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích ”bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

Tuy bánh trôi, bánh chay là loại bánh dễ làm nhưng để có được viên bánh ngon, người làm bánh cũng phải lựa chọn nguyên liệu rất cầu kỳ. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng và pha theo tỷ lệ cứ 8 tám phần hoặc 9 phần nếp với 1 đến non 2 phần gạo tẻ. 

Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên già. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, với những miếng đường đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 3
Đường làm bánh trôi phải là đường phên đỏ, rắn, thơm.

Bánh trôi được người làm viên thành những viên tròn nhỏ, vừa miệng kèm một viên đường phên cắt nhỏ vuông thành, sắc cạnh làm nhân. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm thơm là.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 4

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 5
Bánh trôi với nhân đường phên ngọt lịm.

Cũng làm từ chất liệu bột như bánh trôi nhưng kích thước của viên bánh chay thường to hơn với nhân bánh được làm từ đậu xanh nấu chín trộn với đường và dừa nạo sợi. Muốn có viên bánh chay ngon, người ta thường chọn giống đỗ tiêu hạt nhỏ, thơm để làm nhân. 

Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi. Tùy nơi, người ta có thể rắc thêm chút vừng, hoặc dừa hay đỗ xanh lên mặt bánh.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 6


Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 7
Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi thứ có hương vị đặc biệt riêng.

Ngoài bánh trôi, bánh chay, một số tỉnh thành miền Bắc còn làm bánh quả nhót nhân tết Hàn thực. Cũng được làm từ bột nếp nhưng bánh nhót không có nhân. Tùy từng nơi mà sau khi luộc chín, bánh sẽ được xào qua với mật hoặc dính thêm vài hạt lạc bên ngoài bánh.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 8
Bánh nhót không có nhân, được nặn hình quả nhót.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 9
Bánh nhót được xào qua mật.

Ngày nay, xung quanh cách làm bánh trôi, bánh chay cổ truyền, còn có rất nhiều biến thể như bánh trôi hình chân mèo ngộ nghĩnh hay trộn bột bánh với lá dứa, gấc, khoai lang để có màu thật đẹp mắt. Bánh chay thay vì đậu xanh thì có thể là bánh chay bí đỏ, bánh chay nhân đậu đỏ…

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 10
Bánh trôi hình chân mèo ngộ nghĩnh.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 11
Nhiều người còn trộn bột bằng trà xanh, lá dứa để biến tấu cho viên bánh trôi thêm màu sắc.

Tết Hàn thực và những món bánh không thể không có 12
Bánh trôi gấc lạ lạ hay hay.

Nếu bạn có những trải nghiệm du lịch thú vị hay những địa điểm ẩm thực muốn chia sẻ.
Hãy gửi mail cho chúng tôi: truong.vccorp@gmail.com

Dọa tự tử, trượt chân chết thật


Chỉ định dọa người yêu, nhưng do lan can cửa sổ bị lỏng, anh chàng tội nghiệp đã tử vong.
Ma không may trượt chân khi đang dọa bạn gái. Ảnh minh họa
Vụ tai nạn "giả thành thật" này diễn ra hôm 27/3 tại căn hộ của anh Ma, 28 tuổi, ở thành phố Benxi, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, tờ Gucheng cho biết.
Hôm đó khi đang cãi nhau với bạn gái, Ma tức giận nhưng không biết làm cách nào, bèn nảy ra ý định dọa cho cô này một bài học. Anh trèo lên lan can cửa sổ và giả vờ như sắp nhảy xuống, miệng hét lớn: "Em lúc nào cũng không chịu hiểu anh. Anh thà nhảy lầu tự tử chết đi còn hơn".
Tuy nhiên thật không may cho Ma, khi cô bạn gái chưa kịp can ngăn thì cái lan can cửa sổ bị lỏng ốc khiến anh bị trượt chân và rơi xuống đất từ tầng 6.
Cô bạn gái và những người hàng xóm trong khu lập tức gọi xe cấp cứu. Dù đã cố gắng hết sức nhưng các nhân viên y tế vẫn không thể cứu sống chàng trai xấu số.

Wednesday, April 10, 2013

19 điều bạn nên làm ít nhất một lần trong đời

Một lần thất tình, một lần làm những điều khiến bạn sợ hãi… đều có thể giúp con người bạn trưởng thành hơn rất nhiều.

Phần lớn những điều chúng ta làm trong cuộc sống là do thói quen, trách nhiệm mà không phải do chủ ý. Dưới đây là 19 điều mà mỗi người nên làm ít nhất một lần trong đời. 


1. Có một công việc kinh doanh riêng

Hãy tìm hiểu xem bạn cần phải có gì để có thể tự thăng chức cho mình thành ông bà chủ. Dù là bạn muốn thành lập một tập đoàn đa quốc gia hay mở một shop bán hàng ở góc phố hoặc chỉ là người kinh doanh tự do trên mạng, hãy một lần trải nghiệm sự tự do và cả thất vọng khi làm việc cho chính mình.

2. Sống ở nước ngoài

Tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau bằng cách cư trú ở một quốc gia khác miễn là số tiền tiết kiệm của bạn và số ngày nghỉ phép của bạn chịu được. Phần lớn các quốc gia cấp visa có thời hạn 60-90 ngày, và nhiều thành phố cung cấp các dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn rẻ hơn nhiều so với giá thuê khách sạn. Khách du lịch và người cư trú tạm thời là hai thế giới rất khác biệt. Hãy đi và khám phá.

3. Lái xe dọc chiều dài đất nước

Ít nhất một lần trong cuộc đời, bạn hãy lên xe và lái qua tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Khi trở về bạn có thể chọn một con đường khác. Phong cảnh và sự trải nghiệm sẽ là những điều bạn không thể nào quên.

4. Một lần thất tình

Ảnh: Womansday.ninemsn.com.au
Không ai muốn tìm kiếm đau khổ nhưng nỗi đau tinh thần là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó thường là một điều kiện tiên quyết để phát triển lòng vị tha, sự thông cảm, sự thừa nhận và trân trọng tình yêu đích thực khi bạn tìm thấy nó.

5. Được đám đông cổ vũ

Hãy làm một điều gì đó đáng để mọi người cổ vũ như ghi một bàn thắng cho đội bóng của mình, biểu diễn một tiết mục trước toàn công ty, bạn sẽ được nếm thử cảm giác làm một người nổi tiếng.

6. Lưu giữ một bài báo

Tại một số thời điểm trong cuộc sống, bạn hãy làm theo những tấm gương đã thành đạt, từ nghệ sĩ, nhà văn cho tới thủ tướng nhờ cách giữ những bài báo viết về họ phù hợp với những quan điểm, suy nghĩ và đánh giá của bạn.

7. Tin vào linh cảm

Sẽ là tuyệt vời nếu ta có tất cả các dữ liệu để có thể lựa chọn một điều gì đó, nhưng không phải cuộc sống lúc nào cũng rõ ràng như 1+1=2. Đôi khi bạn cần phải tin vào bản năng của mình và “liều lĩnh” quyết định. Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ đi đến một cái đích thú vị hơn nhiều so với đi theo con đường của logic.

8. Cho đi một điều gì đó

Cuộc sống của bạn viên mãn và hạnh phúc. Hãy dùng thời gian, tài năng và những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn để giúp đỡ những người kém may mắn. Bạn không chỉ cải thiện cuộc sống của những người trực tiếp tiếp xúc, mà còn làm giàu cho cộng đồng và cho chính bản thân bạn.

9. Thiết kế và xây một ngôi nhà

Bạn không cần ép cuộc sống của mình vào không gian do một người không hiểu rõ nhu cầu của bạn thiết kế. Dù đó là ngôi nhà trong mơ của bạn hay chỉ góc phòng bạn muốn thư giãn cuối tuần, ít nhất hãy thiết kế một không gian theo đúng ý bạn.

10. Làm một bữa ăn với những thực phẩm do tự tay bạn nuôi trồng

Hầu hết chúng ta đều không suy nghĩ nhiều đến việc cần bao nhiêu công sức để sản xuất ra các thực phẩm chúng ta yêu thích và tiêu thụ mỗi ngày. Hãy thử một lần tự trồng rau, nuôi gà, không chỉ được ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng mà bạn còn hiểu hơn về nỗi vất vả của người nông dân.

11. Mua một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích

Mua một tác phẩm nghệ thuật khi nó vừa xuất hiện có thể là một sự đầu tư nhưng cũng có thể lãng phí, nhưng ít nhất một lần trong đời bạn nên mua một tác phẩm theo tiếng gọi của trái tim chứ không phải của túi tiền. Hãy quên đi chi phí và giá trị mà bạn có thể thu được khi bán lại nó, hãy mua một tác phẩm chỉ đơn giản vì bạn thích nó.

12. Cắm trại ở nơi hoang dã

Dựng lều ở sân vườn hay cắm trại tại công viên thành phố đều rất vui. Nhưng cuộc phiêu lưu đúng nghĩa chỉ diễn ra khi bạn trở về với thiên nhiên hoang dã. Hãy đề lại cuộc sống văn minh phía sau lưng và chỉ dựa vào chính bạn cùng những người bạn đồng hành với bạn, bạn có thể khám phá ra nhiều khả năng và phẩm chất của mình mà bạn chưa từng nghĩ đến.

13. Nghỉ phép dài hơi

Rất nhiều người mơ về một năm không làm việc nhưng rất ít người dám biến điều đó thành hiện thực. Hãy là một người biết lao động và biết nghỉ ngơi. Hãy tiết kiệm tiền và viết đơn xin nghỉ phép, dù đó là cả năm hay chỉ một tháng để đi du lịch, theo đuổi niềm đam mê và lập kế hoạch cho chương tiếp theo trong cuộc đời của bạn.

14. Làm một món đồ

Hãy dành thời gian tìm hiểu về nghề mộc và chế biến gỗ. Sau đó bạn có thể tự mình đóng cho mình một chiếc bàn, chiếc ghế hay một cái giá sách. Đồ mộc do tự tay bạn làm bao giờ cũng có giá trị hơn những món đồ bạn mua ở cửa hàng. Nó cũng không cần phải hoàn hảo để trở thành một món đồ gia truyền.

15. Đi lặn

Hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước. Hãy khám phá vẻ đẹp của thủy giới bằng một cái mặt nạ và vây cá đi lặn.

16. Nuôi thú cưng

Con vật nuôi yêu thương chúng ta vô điều kiện, chúng cũng có thể dạy cho chúng ta cách sống và yêu thương đồng loại tốt hơn.

17. Thực hiện một hoạt động từng khiến bạn sợ hãi

Leo núi, đi tàu lượn khổng lồ, đứng trên ban công tòa nhà 70 tầng nhìn xuống mặt đất… hãy làm một điều gì đó mà bạn vẫn thường sợ hãi. Hãy thử chinh phục nỗi sợ hãi của mình và bạn sẽ thấy mình trưởng thành rất nhiều.

18. Hãy đứng dậy

Hãy đứng lên và nói những điều chống lại sự bất công. Nếu bạn biết mình đúng, hãy hành động với lòng dũng cảm và bất chấp rủi ro.

19. Làm công việc mà bạn thực sự quan tâm

Tất cả đều rất bình thường, chúng ta lựa chọn một công việc dựa trên mức lương mình nhận được hoặc danh vọng đi kèm. Quá ít người đủ may mắn để làm có thể làm công việc thực sự có ý nghĩa với họ. Hãy thử một lần trong đời, làm đúng công việc mà bạn yêu thích.

Hình Ảnh về Đặc sản Hà Nam

Hà Nam với rất nhiều đặc sản nổi tiếng được trong nước cũng như trên thế giới biết đến như Chuối ngự Lý Nhân, Bánh cuốn Phủ Lý, Cá Kho Làng vũ đại.. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những đặc sản của Hà Nam qua những bức ảnh:
dac-san-ha-nam
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  • Click to open image!
  •