Friday, May 10, 2013
Lý Nhân: Người dân bức xúc vì xã thu phí qua cầu
6 cây cầu bắc qua sông Châu Giang (Hà Nam) mặc dù được xây dựng bằng ngân sách của xã, là tiền thuế do người dân đóng góp nhưng hơn 15 năm qua, người dân qua lại cầu vẫn phải trả phí.Dù được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhưng chính quyền các xã hai bên cầu vẫn tự đặt ra quy định thu phíTrên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 6 cây cầu tạm bắc qua sông Châu Giang nối các xã ven sông của hai huyện Bình Lục và Lý Nhân. Dù đã tồn tại từ rất lâu và được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhưng chính quyền các xã hai bên cầu vẫn tự đặt ra qui định thu phí. Thậm chí ở đây, người đi bộ cũng phải nộp phí cả chiều đi lẫn chiều về.
Trạm thu phí là căn nhà nhỏ tạm bợ, có giường nằm để người thu phí có thể nghỉ ngơi. Mỗi trạm thu phí có một kiểu thiết kế khác nhau như: Thòng dây ra giữa đường, biển hiệu “chưa nộp tiền chưa qua cầu”...
Có mặt tại cầu Chủ đã được xây dựng cách đây vài chục năm, phóng viên ghi nhận bức xúc của người dân quanh chuyện nộp phí. Đang buôn bán tại đầu cầu, bà Trương Thị Thúy ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân cho biết: “Phí cầu đã vô lý lại quá cao. Đi xe máy mất 4 nghìn đồng. Đi bộ cũng mất tiền. Đi lần nào mất tiền lần ấy. Như nhà chú Đức ở đây làm nghề buôn cám thì ngày đi 4 lần nên tính ra cả ngày cả đi và về mất đứt hơn 30 nghìn đồng. Thử hỏi, như thế buôn bán gì cho lãi”.
Thậm chí ngay cả các em học sinh đi học, trạm thu phí cũng không tha. Mỗi học sinh một tháng mất đứt 100 nghìn đồng tiền phí qua cầu. Em Trần Văn Tuấn (học sinh lớp 8, xã Bồ Đề) chia sẻ: “Bố mẹ em làm ruộng, vậy mà vẫn phải mất tiền khi đi qua cái cầu bé con con này...”.
Tại cầu Bồ Đề cách đó không xa, chúng tôi được nghe bà Nguyễn Thị Xuyến, thôn Nhân Bình, xã Bồ Đề, huyện Bình Lục tâm sự: “Để hàng ngày đưa đón hai cháu đi học, một tháng tôi phải nộp 70 nghìn đồng. Đây là số tiền đã được miễn giảm đối với học sinh theo qui định của xã. Còn lại mình tự đi thì tự nộp. Như hôm nay đi chợ thì bên đây cầu mất 1 nghìn đồng, bên kia cầu 1 nghìn đồng”. Như vậy, mỗi tháng, một giáo viên nghỉ hưu như bà phải mất hơn 100 nghìn đồng tiền qua cầu”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vị trí thu phí cầu được xã cho đấu thầu ngay từ khi đưa vào sử dụng. Số kinh phí đấu thầu này là khoảng 80 đến 100 triệu đồng/năm/cầu. Vì mỗi cầu đều nằm trên địa phận 2 xã nên việc thu phí được bố trí tại cả hai đầu cầu, đầu cầu thuộc bên nào thì bên đó thu và chia thời gian thu. Người của xã bên này làm buổi sáng, người của xã kia làm buổi chiều.
Do áp lực phải thu phí để hoàn vốn đấu thầu nên các “trạm thu phí” tự phát này luôn đặt việc tận thu lên hàng đầu. Theo người thu phí ở cầu Bồ Đề thì mức tiền trúng thầu mà anh phải chi ra là 300 triệu đồng/năm do đó mỗi ngày phải thu từ 1,5 – 2 triệu đồng mới có lãi. Còn ông Đoàn Văn Binh (xã Nhân Nghĩa, 70 tuổi) là người thu phí tại cầu Chủ cho biết: “Cầu này bắt đầu thu phí từ năm 1995. Mức giá ban đầu với xe đạp là 200 đồng/lượt, xe máy 500 đồng và ôtô là 1.000 đồng. Đến khoảng đầu những năm 2.000 tăng lên mức lần lượt là: 500 - 1.000 - 2.000 đồng/lượt. Tại thời điểm năm 2012 thì xe đạp tăng lên là 1.000 - 2.000 - 5.000 đồng/lượt”. Việc ông Binh đứng ra thu phí là do UBND xã cắt cử và số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách xã.
Điều đáng lưu ý là cả 6 cây cầu qua sông Châu Giang, việc thu phí cũng không hề có phiếu thu, vé thu. Người thu và người nộp đã quen lệ “tiền trao tay” nên có những trường hợp quen biết, người thu phí cầu cho qua miễn phí.
Khi được hỏi số tiền đấu thầu và tiền thu về hết năm sẽ đi đâu? Vị Chánh văn phòng UBND xã Ngọc Lũ nơi có cầu Chủ cho biết: “Do xã còn nghèo nên khi quyết toán thu phí một năm, xã điều tiết để trang trải cho địa phương. Tất cả số tiền thu được đều hòa vào ngân sách xã... Hàng năm xã đều tổ chức đấu thầu thu phí cầu. Ai trả cao hơn thì được đứng ra thu phí”.
Trả lời câu hỏi “văn bản nào quy định cho việc thu phí?”, ông Chu Văn Liệu - Phó Chủ tịch UBND xã Bồ Đề cho biết: “Việc thu phí là theo Nghị quyết của UBND huyện”. Tuy nhiên, khi đề nghị được cho xem văn bản cho phép của UBND huyện thì ông Phó Chủ tịch nói “không thể tìm thấy vì cán bộ tài chính đang giữ đi vắng...”. Tuy nhiên, ông Liệu cũng thừa nhận việc thu phí là “không có vé mà thu trực tiếp. Đa số người dân đã quen nên tự nộp phí. Việc thu phí cầu mỗi năm thu về ngân sách xã 90 triệu đồng thông qua việc đấu thầu cho các cá nhân.
Vũ Trường theo Giaothongvantai
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment