expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Monday, October 8, 2012

Một sợi râu cũng có thể thất bại


Trong tranh luận trực tiếp, ứng viên Tổng thống Mỹ tuyệt đối không được gật đầu khi bị đối thủ chỉ trích. Phải xuất hiện thật hoàn hảo, vì chỉ một sợi râu cũng có thể dẫn đến thất bại.
Ứng viên Mitt Romney của Đảng Cộng hòa và Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ
‘Bí kíp’
Trong một sổ nghi nhớ gồm 21 điều của nhóm Third Way - một nhóm cố vấn cho đảng Dân chủ, người đứng đầu nhóm chuẩn bị của Tổng thống Obama là Ron Klain đã đưa ra các ‘bí kíp’ cho lãnh đạo tranh luận ở các cấp khác nhau.
Trong đó có những điểm sau: Viết ra ba nội dung mà bạn sẽ phải nói trong cuộc tranh luận; Tìm hiểu những gì mà đối thủ đã nói trong những ngày trước tranh luận; Thực hành thật nhiều, đặc biệt là với những người ‘đóng vai’ đối thủ; Chuẩn bị công kích, nhưng cũng phải phản công; Nêu các điểm quan trọng nhất và công kích trong 30 phút đầu tiên; Bắt đầu bằng việc trả lời “có” hoặc “không” rồi giải thích thêm.
Ông Klain từng làm việc dưới thời Phó Tổng thống Joe Biden và Al Gore, lãnh đạo nhóm chuẩn bị tranh luận cho thượng nghị sĩ John Kerry năm 2004 và giúp chuẩn bị cho Tổng thống Bill Clinton khi ông tranh cử năm 1992. Giờ đây, ông Klain đang lãnh đạo nhóm trợ lý tranh luận của ông Obama cùng với Anita Dunn - một cựu cố vấn của ông Obama tại Nhà Trắng.
Có những nguyên tắc đã thành ‘cẩm nang’ cho những ai muốn trở thành Tổng thống Mỹ, chẳng hạn như khi đối thủ chỉ trích hoặc nói điều bất lợi cho mình, ứng viên tuyệt đối không bao giờ gật đầu.
Kể cả khi muốn chỉ trích, chỉ nên nhìn vào khán giả hoặc camera chứ không nhìn vào đối thủ. Trước mọi câu hỏi đặt ra, bao giờ cũng đón nhận bằng một nụ cười.
Từ giọng nói đến trái tim
Bậc thầy về ngôn ngữ cử chỉ Patti Wood nhận định rằng: ứng viên Romney cần “thể hiện cảm xúc nồng hậu trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể” vì “mọi cử chỉ, biểu hiện và chuyển động của một ứng viên đáng tin cậy đều đồng bộ với những gì ông ấy đang nói”.
Trong khi đó, chuyên gia Wood nói rằng Tổng thống Obama “giọng vang, trông có vẻ mệt mỏi và căng thẳng. Ông ấy cần để cho giọng nói của mình có sự thoải mái hơn để có thể khiến mọi người có cảm giác tin tưởng”.
Giọng của Tổng thống “thường nhịp nhàng, mạnh mẽ và mê hoặc, và ông nói thanh thoát - dõng dạc to nhưng không cứng giọng” - Wood nhận định. “Theo nghiên cứu, giọng trầm thường được cho là có uy, đáng tin cậy”.
Đội của ông Obama đã ghi hình lại các đoạn thực hành của Tổng thống để ‘gọt giũa’ câu trả lời của ông sao cho sắc sảo hơn nữa và có sự kết nối về mặt bản năng hơn với công chúng theo dõi.
Giọng nói của ông Obama nghe thường đều đều, nên đội của ông đã tìm cách giúp ông có phần thể hiện y như ông đang phát biểu trong phiên họp với phe Dân chủ. Ông Obama sẽ phải thể hiện được rằng ông Romney sẽ điều hành nền kinh tế này theo một ý thức hệ cực kỳ ngược với lợi ích của giới trung lưu.
Một nhân viên trong đội của ông Romney ngồi đếm số từ ông Romney nói trong một phút để giúp ông bỏ thói quen liến láu một hồi toàn số liệu.
Đội của ông Romney kết luận rằng các cuộc tranh luận nhằm tạo ra các thời điểm quan trọng, và trang bị cho ông với một loạt những câu nói dí dỏm mà ông đã phải học thuộc lòng và thực hành suốt hơn một tháng trời.
Son phấn
Ngoại hình của ứng viên trước máy quay cũng phải được đảm bảo sao cho hoàn hảo nhất, từ chân răng cho tới kẽ tóc. Đừng coi thường sức mạnh của ‘son phấn’.
Trong cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình năm 1960, Richard Nixon đã từng mắc lỗi khi mặc một bộ đồ không hợp (màu xám nhạt), nhất là khi ông vừa ốm dậy. Ông còn từ chối trang điểm.
Hậu quả là những chòm râu ria lởm chởm hiện rõ trên màn hình ti-vi đen trắng. Diện mạo của ông trông tệ đến nỗi mẹ ông phải gọi điện cho con trai ngay lập tức để hỏi xem ông có bị ốm không. Phần thắng sau đó đã thuộc về ứng viên Kennedy -  với làn da rám nắng nhờ trang điểm, phong độ đang thì đỉnh cao, cộng với vẻ điển trai ấn tượng.
Việc trang điểm cho các ứng viên không phải để khiến họ đẹp hơn, hay ‘ăn hình’ hơn. Michele Probst - người sáng lập ra một dòng mỹ phẩm cho nam - nói rằng trang điểm cho các nam chính trị gia là để khiến họ trông tự nhiên hơn, khó bị phát hiện hơn. “Điều đó khiến ứng viên trông khỏe khoắn và lôi cuốn hơn”.
Về gương mặt của ông Obama, Probst gợi ý nên ‘làm mờ’ một chút. Bà nói thêm rằng: “Tôi cũng không phiền nếu ông ấy che đi đám tóc bạc của mình. Ông ấy cần trông tươi tắn và sẵn sàng”.
Không riêng gì lúc tranh cử, mà mỗi ngày Tổng thống Obama cũng mất ít nhất hai giờ đồng hồ để trang điểm và làm tóc sao cho trông hoàn hảo nhất.
Còn với Romney: “Đối với một người đàn ông hấp dẫn như vậy, chắc chắn là ông ấy không cần phải tìm một vẻ ngoài dễ chịu”.
Lời khuyên cho ngài cựu thống đốc bang là “một làn da đậm hơn, hồng hào hơn so với màu da tự nhiên”. Còn với tóc của Romney, Probst nói có lẽ “không cần nhiều sản phẩm trợ giúp”.

No comments:

Post a Comment