expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Monday, October 8, 2012

Kỳ thú chuyện săn chuột “khủng” ở Thái Bình

Ở miền Tây, người người ăn thịt chuột, nhà nhà ăn thịt chuột. Chuột là món ăn khá phổ biến ở vùng sông nước Cửu Long. Thậm chí, ở vùng giáp biên Campuchia, còn có cả chục ấp, mà người dân tỏa đi các xứ Nam Vang săn chuột nhập về Việt Nam, để cung ứng cho các quán nhậu.
>> Cô giáo đưa em trai vào trường đánh đồng nghiệp
>> Trò chuyện với cô giáo dạy Sử khiến teen 'phát sốt'


Kỳ 1: Kỹ nghệ săn chuột

Thế nhưng, ở miền Bắc nước ta, con chuột là loài mà không ít người nhắc tới là khiếp sợ. Nhiều người nhìn thấy chuột chạy trong nhà thì la toáng hãi hùng. Nó là loài mang dịch bệnh khủng khiếp, có thể đe dọa tính mạng con người.

Nhưng không phải vùng nào cũng vậy. Một số ngôi làng ở miền Bắc vẫn ăn thịt chuột và coi đó là món đặc sản từ xa xưa. Những ngôi làng như Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), Cổ Dũng (Kim Thành, Hải Dương), rồi Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) đến nay vẫn có thú ăn thịt chuột. 

Những chú chuột cống, chuột đất được người dân quê lúa rất thích 

Ở quê lúa Thái Bình, nói không ngoa, khắp nơi đều khoái khẩu món thịt chuột. Chuột được coi là món đặc sản đồng quê không thể thiếu trong nhiều bữa nhậu, đặc biệt vào thời điểm mùa gặt vụ chiêm, tức tháng 10-11 hàng năm.

Những ngày này, người dân Thái Bình đang vào vụ gặt và những cuộc săn chuột vui vẻ tưng bừng phải biết. Những chú chuột ăn lúa béo mầm là thứ đặc sản đồng quê cực kỳ thú vị.

Ở các bờ ruộng, bờ sông, bờ đê, từng nhóm người, với cuốc, thuổng, gầu tát… cùng chú chó săn sục xạo tìm chuột. Chú chó săn mũi thính không bỏ sót những hang có chuột lẩn trốn bên trong.

Thợ săn Hà Duy Kết vừa phát cỏ tìm hang chuột ở bờ đê sông Diêm vừa giải thích: “Chỉ cần nhìn hang là biết có chuột ở hay không. Hang nào có dấu chân mới tinh ở đáy và vết trơn nhẵn ở trần thì chắc chắn đang có chuột ở. Dấu chân cũ thì chuột đã bỏ đi”.
Thợ săn Hà Văn Tình (trái) và Hà Duy Kết đang đào hang chuột 

Như để khẳng định hang có chuột, thợ săn Kết xuỵt chú chó lại. Con chó rúc mũi vào hang, gâu gâu mấy tiếng, rồi luôn chân cào bới. Điều đó có nghĩa trong hang đang có chuột.

Những cao thủ săn chuột chỉ nhìn kích cỡ hang, số lượng ngách và đặc điểm vùng đất sẽ biết chú chuột trong hang là chuột vàng, chuột đất hay chuột cống.

Việc xác định chuột gì lẩn trốn trong hang rất quan trọng, bởi mỗi loài chuột có cách săn khác nhau. Nghe thợ săn chuột nơi đây nhắc đến chuột đất, chuột cống, tôi thực sự ngạc nhiên. Chẳng lẽ người Thái Bình ăn thịt loài chuột cống mà người dân thành phố rất sợ hãi, bởi chúng sinh sống trong cống rãnh, ăn toàn thứ bẩn thỉu?

Xin thưa là không phải vậy. Với người dân Thái Bình, chuột cống mà món đặc sản cao cấp, ngon nhất trong các loài gặm nhấm. Chuột cống chả khác gì món thú rừng cao cấp ở vùng ven biển này.
Săn chuột đất ở bờ đê 

Chuột cống ở quê lúa không phải loài chuột sống trong cống rãnh, mà nó là tên gọi một loài chuột khổng lồ. Nó to chả kém mèo. Con bình thường nặng cỡ trên dưới 1kg, con to có thể đạt trọng lượng tới 1,5kg.

Tuy nhiên, giờ đây, kiếm được chú chuột cống to như con mèo rất hiếm, bởi chúng chưa kịp lớn đã bị các thợ săn tóm sống.

Chuột cống thường sống ở ven làng. Nó thích đào hang ở những nơi hiểm yếu như bụi tre gai góc, đào hang xuyên vào móng nhà, móng chuồng lợn.

Sở dĩ loài chuột này sống ở ven làng, bởi vì món ăn khoái khẩu của nó là gà, vịt. Đêm xuống, chúng mò vào làng bắt gà, vịt của dân. Chuột cống có thể cắn đứt cổ gà, vịt và quắp con gà cỡ một kg kéo tuột vào hang.

Đêm xuống, hễ nghe thấy tiếng gà vịt quang quác trong chuồng, y rằng có chuột cống tấn công.
Chuột được làm sạch khi đem đến chợ 

Chuột cống ở quê lúa không phải loài chuột sống trong cống rãnh, mà nó là tên gọi một loài chuột khổng lồ. Nó to chả kém mèo. Con bình thường nặng cỡ trên dưới 1kg, con to có thể đạt trọng lượng tới 1,5kg.

Tuy nhiên, giờ đây, kiếm được chú chuột cống to như con mèo rất hiếm, bởi chúng chưa kịp lớn đã bị các thợ săn tóm sống.

Chuột cống thường sống ở ven làng. Nó thích đào hang ở những nơi hiểm yếu như bụi tre gai góc, đào hang xuyên vào móng nhà, móng chuồng lợn.

Sở dĩ loài chuột này sống ở ven làng, bởi vì món ăn khoái khẩu của nó là gà, vịt. Đêm xuống, chúng mò vào làng bắt gà, vịt của dân. Chuột cống có thể cắn đứt cổ gà, vịt và quắp con gà cỡ một kg kéo tuột vào hang.

Đêm xuống, hễ nghe thấy tiếng gà vịt quang quác trong chuồng, y rằng có chuột cống tấn công.
 
Chuột đất khổng lồ được thui vàng rất ngon mắt 

Những người sành ăn thường chọn mua chuột cống. Ở chợ quê Thái Bình, thịt chuột cống bao giờ cũng hết trước tiên, mặc dù chúng được bán với giá vài trăm ngàn một kg.

Đứng sau chuột cống về độ ngon là chuột đất. Chuột đất cũng là loài ít được biết đến ngoài người Thái Bình. Cùng với chuột cống, nó là loài đặc sản đồng quê nhưng rất cao cấp ở Thái Bình.

Chuột đất có lông màu nâu, mõm tù và rộng. Ngón chân trước có vuốt dài, cứng. Mặt lưng màu nâu tối, thẫm hơn vùng giữa lưng, bụng màu tro. Chúng ăn hạt bắp và rễ cây.

Giống chuột này khá lớn, con trưởng thành khoảng 8 lạng, con to lên đến hơn 1kg. Theo các nhà khoa học, giống chuột này phân bố không phổ biến lắm ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Vì chúng khá hiếm, nên săn được chuột đất không phải là dễ.
Những chú chuột nhỏ xíu này cũng thành mồi nhắm 

Ở Thái Bình, chuột đất thường đào hang ở những gò đất cỏ gianh, bờ đê, bờ mương lớn. Hệ thống hang của nó vô cùng cầu kỳ, ngóc ngách như mạng nhện trong lòng đất. Chính vì đào hang sâu như thế, nên chúng thải ra vài thúng đất vụn. Thế nên, nhìn lượng đất đùn ra, thợ săn biết ngay hang chuột đất.

Tóm được chú chuột đất quả là vô cùng kỳ công. Nhiều khi, thợ săn phải mất cả ngày đào bới, tát nước, hun khói, mới tóm được một chú chuột đất. Tuy nhiên, chỉ tóm được một con cũng là thành công rồi, vì đã có được bữa ngon lành cho mấy bợm nhậu.

Chuột đất đào hang nhiều ngóc ngách, nên thợ săn phải dẫy cỏ cả vùng rộng để tìm các cửa hang và đắp lại. Chỉ một hang duy nhất được đào rỗng như cái phễu để tát nước.
Chuột ở chợ quê 

Nước phải được tát rất nhanh, để không kịp ngấm vào lòng đất. Nhiều khi phải tát cả tiếng đồng hồ, hang mới ngập, chú chuột đất đen trùi trũi mới chịu ngoi lên.

Cũng có khi thợ săn dùng máy bơm xăng nổ rần rần cả tiếng, mà vẫn chẳng thấy tăm hơi chú chuột đất ở đâu. Nếu nước đã ngập hang, mà không thấy chuột bò ra, thì chắc chắn có ngách hang cụt đào theo hướng ngược lên. Không khí không thoát ra được, nên nước cũng không thể ngập lên. Loài chuột đất tinh khôn đào hầm như thế để tránh ngập nước.

Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Nếu nước không lùa được chúng ra khỏi hang, thì sử dụng phương pháp hun khói. Đống rơm được tống vào cửa hang, rồi thợ săn châm lửa quạt khói vào hang.
Chuột là đặc sản ở quê lúa, nên người Thái Bình không phải lo đối phó với chuột như thế này 

Chuột ta sặc sụa tìm đường thoát. Một ngách được mở thông khói, thế là chuột ta rơi vào vợt. Chuột đất có hàm răng cực kỳ sắc nhọn. Nó đã đớp thì chắc chắn xuyên thủng tay thợ săn. Vậy nên, thợ săn bịt vợt vào miệng hang tóm nó, chứ chả tội gì dùng tay không để vồ.

Nhiều tên chuột đất lại rất lỳ với khói. Hang động ngóc ngách như mạng nhện, nên không không phải ngách nào khói cũng lan đến được. Nếu khói không đủ độ đậm đặc, không khiến nó sặc, thì còn lâu nó mới chịu chui ra.

Nhưng một bí mật mà các thợ săn lành nghề áp dụng rất hiệu quả, ấy là nhét nắm thuốc lào vào đống lửa. Chuột đất rất kỵ mùi thuốc lào, nên chỉ thấy mùi thoang thoảng là chúng buộc phải “mở đường máu” chui ra.

Săn chuột đất cầu kỳ như vậy, nên một buổi đi săn, tóm được đôi ba con cũng là trúng quả lớn rồi.

Còn tiếp…

No comments:

Post a Comment