expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

http://www.facebook.com/Admin.VuVanTruong

wwwwwwwwwwwwwww

Friday, January 4, 2013

Bình Lục: Giúp đỡ bà lão cô độc với đôi chân bị liệt



Bị liệt hai chân từ khi mới sinh ra, bà Trần Thị Xuyền ở huyện Bình Lục, Hà Nam, hàng ngày vẫn lết làm đủ mọi việc để nuôi thân.
Bình Lục: Bà lão cô độc với đôi chân bị liệt
Gần 60 tuổi, bà Xuyền mơ được làm mẹ và có con như bao người phụ nữ khác. Ảnh: Văn Định.
Gió mùa đông bắc thốc từng hồi vào ngôi nhà nhỏ phía cuối làng ở thôn 9, xã Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) của bà Trần Thị Xuyền, nhưng bà chỉ mặc chiếc áo dài mỏng tang. Lâu lắm mới có khách đến thăm, bà Xuyền tỏ vẻ ngạc nhiên. Hai chân khệnh khạng lê từng bước rồi nhoài người ra phía trước, bà khó nhọc mời khách vào nhà.
Ở tuổi 58 nhưng khuôn mặt khắc khổ, gò má cao và hàm răng rụng gần hết của bà Xuyền khiến ai lần đầu gặp đều nghĩ bà ngót nghét 70-80 tuổi. Lết bằng hai chân bại liệt, bà loay hoay cầm gậy lê người chọc vào ổ điện trên tường nhà để bật bóng đèn.
Từ khi sinh ra, bà Xuyền đã bị liệt đôi chân và phải lết đi bằng hai tay nên bị mọi người gọi là "người ếch". Mẹ mất sớm, bố bà Xuyền sau đó lấy vợ hai để mong bù đắp tình cảm cho hai con. Kết hôn chưa kịp có với nhau mụn con thì ông cụ bệnh tật rồi mất sớm. Từ đó ba mẹ con sống dựa vào củ khoai củ sắn.
Tuy thiếu thốn đủ bề nhưng tình cảm giữa mẹ kế, con chồng vẫn trong ấm, ngoài êm. Đến tuổi xây dựng gia đình, người chị cả đi lấy chồng xa, lâu lâu mới về thăm đứa em gái tật nguyền một lần. Bà Xuyền vì bệnh tật nên ở vậy cho tới giờ. Năm bà 38 tuổi, người mẹ kế qua đời. Từ đó, bà sống cô độc trong căn nhà mà cha mẹ để lại.
Để bớt cô đơn, bà Xuyền nuôi con chó. Mỗi khi ngồi một mình, bà lại bế "người bạn" ấy lên trêu đùa. Thương bà, hàng xóm lui tới bắt chuyện, thăm hỏi. Từ đó, bà mới dám lết sang nhà bên cạnh xin nhờ nước rồi lại lê hai chân nặng nhọc cùng thùng nước về dùng. Trước đó, bà phải hứng nước mưa để dùng cả tháng. Mới đây, chính quyền xã Ngọc Lũ đã xây cho bà một bể nước sạch để có nước sinh hoạt.
Tuy đôi chân không lành lặn nhưng bà còn đôi tay để làm mọi việc. Hàng ngày, bà nhặt nhạnh từng nắm lá rụng để lấy cái đun. Những cành cây to bà chặt thành khúc rồi bó lại để thi thoảng bán lấy tiền chi tiêu. Tiền bán củi bà bỏ ra "đầu tư" mua hai con gà để có trứng ăn cải thiện. Trong vườn nhà bà có hai cây hồng xiêm và một cây nhãn, mỗi khi đến mùa bà lại mượn người hái hộ rồi mang đi bán.
"Mùa hồng xiêm vừa rồi bán được hơn 200.000 đồng, đủ cho tôi trang trải hơn một tháng", bà Xuyền khoe.
p6binhluc4
Đôi tay của bà Xuyền thoăn thoắt làm mọi việc. Ảnh: Văn Định.
Sức khỏe yếu dần, bà không làm được việc nặng, việc kiếm tiền càng trở nên khó khăn. Những hôm không có gì ăn, hàng xóm lại mang biếu bà mớ rau, bát cơm nguội lót dạ. Vét nốt cơm còn xót trong bát bà bảo, lâu rồi chưa biết mùi vị miếng thịt thế nào. Nhiều hôm mưa gió rét mướt, hai bàn tay, bàn chân bà lại tứa máu. Thấy bà lão mùa đông mong manh áo mỏng, có người thương tình mang áo tới cho bà.
Sống một mình, có hôm bà bị cảm lạnh suýt chết. "Hôm đó chị hàng xóm đi chợ về gõ cửa định cho tôi mớ rau nhưng gọi mãi không thấy trả lời. Nghi tôi có chuyện, chị ấy liền đạp cửa xông vào. May mà chị ấy cạo gió kịp thời, nếu không tôi chẳng sống đến bây giờ", bà Xuyền nhớ lại.
Nhìn hàng xóm xum vầy bên mâm cơm tối, nhiều khi bà lão chạnh lòng. Bao năm qua bà luôn mơ ước có một mái ấm gia đình, được làm mẹ. "Tôi tàn tật thế này thì ai lấy, ai cho mình được làm mẹ cơ chứ. Thân mình còn lo chưa nổi huống chi là lo cho chồng, coni", nói xong bà lặng lẽ nhìn về phía những đứa trẻ đang chơi đùa qua khung cửa sổ.
p74
Để bớt cô đơn, bà Xuyền nuôi một chú cún nhỏ. Ảnh: Văn Định.
Ngồi trong căn nhà cấp 4 mới được chính quyền xã Ngọc Lũ hỗ trợ xây năm 2010, bà Xuyền co ro trong gió lạnh. Trước khi có căn nhà ấy, bà thường phải chịu cảnh "ướt như chuột" mỗi khi mái nhà bị mưa gió tốc. Ông Trần Đình Phức, trưởng thôn 9 cho biết, bà Xuyền tàn tật từ nhỏ, chị gái đi lấy chồng xa. Mỗi tháng bà Xuyền được hưởng trợ cấp 180.000 đồng cho người tàn tật.
"Bà Xuyền hiền lành, tuy đôi chân tàn tật nhưng không vì thế mà bà sống dựa vào người khác. Hàng ngày bà vẫn làm lụng để nuôi sống bản thân", ông Phức nói.
Văn Định Theo vnexpress

No comments:

Post a Comment